TPO - Hiện tại ở Hà Tĩnh nhiều trụ sở, tài sản công, nhất là tài sản dôi dư sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã vẫn đang bỏ hoang. Thời gian qua, ngành chức năng đã phối hợp xử lý, song còn đó nhiều khó khăn.
Trụ sở mới sử dụng đã bỏ hoang
Khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) có diện tích gần 57ha, được thành lập, hoạt động vào năm 2007. Nơi đây từng được xem là vị trí chiến lược phát triển kinh tế trọng điểm ở vùng biên giới và trở thành điểm sáng thu hút đầu tư khi là khu phi thuế quan với hàng loạt ưu đãi về chính sách tài chính, đầu tư.
Đến tháng 9/2016, khi Luật thuế xuất nhập khẩu số 107 có hiệu lực, Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo không còn là khu phi thuế quan, doanh nghiệp không được hưởng các chính sách thuế đối với hàng hóa, dịch vụ như trước. Từ đó hạ tầng tại khu cửa khẩu xuống cấp nghiêm trọng, nhiều trụ sở, toà làm việc bỏ hoang. Ghi nhận tại tại Cổng B, nơi điểm đầu của khu kinh tế trở nên trầm lắng. Đặc biệt, tại đây có hàng loạt trụ sở còn mới, được xây dựng khang trang nhưng nay bỏ hoang.
Trụ sở đang bỏ hoang tại Khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo. Tiền PhongTrụ sở đang bỏ hoang tại Khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo.1 Trụ sở đang bỏ hoang tại Khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo. |
Trụ sở đang bỏ hoang tại Khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo. |
Cụ thể toà nhà 4 tầng được đầu tư với nguồn vốn hàng chục tỷ đồng tại xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn. Công trình này trước đây là nơi làm việc của ngành Hải Quan Hà Tĩnh. Tuy nhiên vừa mới sử dụng được một thời gian thì tháng 6/2018, Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo chính thức bị giải thể. Nguồn nhân lực bị điều động, luân chuyển đến đơn vị trực thuộc khác, trụ sở này sau đó bị bỏ hoang.
Nằm đối diện là trụ sở làm việc liên ngành, khu vực Cổng B, tổng mức đầu tư hơn 25 tỷ đồng cũng trong tình trạng bỏ hoang. Một công trình khác cũng trong tình trạng không còn hoạt động là dự án cổng kiểm soát giữa khu kinh tế và nội địa (Cổng B) được hoàn thành năm 2010. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 11 tỷ đồng.
Hiện nay dự án này không còn sử dụng, một số hạng mục đã xuống cấp. Theo tìm hiểu của Tiền Phong, thời gian qua, ngành chức năng cũng đưa ra phương án giao cho UBND huyện Hương Sơn quản lý, sử dụng trụ sở trên, song địa phương không có nhu cầu nên trụ sở vẫn đang bỏ hoang. Ngoài huyện Hương Sơn, một số trụ sở của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn cần phải rà soát, xử lý như tại huyện Can Lộc trụ sở Ban Chỉ huy Quân sự huyện gần chục năm bỏ không…
Loay hoay xử lý
Giai đoạn 2019-2021, Hà Tĩnh là một trong những địa phương thực hiện việc sắp xếp 80 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 46 xã. Cũng từ đó, nhiều trụ sở đến nay chưa có phương án giải quyết. Điển hình như năm 2020, 3 xã Thạch Lâm, Thạch Hương, Thạch Tân của huyện Thạch Hà sáp nhập thành xã Tân Hương Lâm. Từ đó, trụ sở của xã Thạch Lâm, Thạch Hương cũ bị bỏ hoang. Trong đó trung tâm hành chính của xã Thạch Hương (cũ) có diện tích rộng hàng nghìn m2, gồm 2 dãy nhà hai tầng cùng hội trường khang trang được xây dựng vào năm 2018 với nguồn vốn 8 tỷ đồng. Song vừa đưa vào sử dụng chưa được 2 năm, thì bỏ hoang.
Trụ sở xã Bắc Sơn bỏ hoang sau khi sáp nhập thành xã Lưu Vĩnh Sơn. |
Trụ sở xã Bắc Sơn bỏ hoang sau khi sáp nhập thành xã Lưu Vĩnh Sơn. |
Năm 2020, xã Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà) được sáp nhập từ 3 xã là Thạch Lưu, Thạch Vĩnh và Bắc Sơn, trụ sở được đặt tại xã Thạch Vĩnh cũ. Sau gần 5 năm sáp nhập thành xã Lưu Vĩnh Sơn, hai trụ sở hành chính xã Thạch Lưu và Bắc Sơn hiện đang bỏ hoang, xuống cấp.
Tại huyện Vũ Quang, hơn một thập kỷ, Trường THCS Hương Quang bỏ hoang, chưa một lần đón học sinh dù đã được đầu tư hơn 16 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách. Dự án hoàn thành và bàn giao cho UBND xã Hương Quang (nay là xã Quang Thọ) vào năm 2013, song đến nay xuống cấp, không được sử dụng.
Được biết, thời gian qua, việc xử lý những trụ sở, tài sản công, đặc biệt là tài sản dôi dư sau sáp nhập được ngành chức năng lên phương án xử lý. Song đến nay đang gặp nhiều khó khăn.
Trường THCS Hương Quang được đầu tư xây dựng với số tiền hơn 16 tỷ đồng nhưng chưa 1 lần đón học sinh. |
Trường THCS Hương Quang được đầu tư xây dựng với số tiền hơn 16 tỷ đồng nhưng chưa 1 lần đón học sinh. |
Liên quan đến vấn đề này, theo Sở Tài chính Hà Tĩnh, trên địa bàn có 35 tài sản công của các cơ quan Trung ương, đã xử lý xong 15 tài sản, còn lại đang trong giai đoạn xử lý. Nguyên nhân chưa xử lý được là do các cơ sở nhà, đất thuộc nhóm này phụ thuộc phần lớn vào tiến độ phê duyệt phương án và xử lý của các Cơ quan trung ương. Điều này dẫn đến có một số cơ sở nhà đất, mặc dù địa phương đã đôn đốc, phối hợp và có văn bản có ý kiến kịp thời, tuy nhiên vẫn còn chậm trễ trong việc phê duyệt phương án sắp xếp, xử lý.
Cũng theo Sở Tài chính, qua rà soát thống kê về nhóm các cơ sở nhà, đất dôi dư thuộc các cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý có 245 cơ sở nhà đất chưa hoàn thành xử lý.
Sở Tài Chính Hà Tĩnh cũng đưa ra nguyên nhân khiến chưa thể xử lý do có nhiều vướng mắc. Cụ thể như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được điều chỉnh kịp thời; Quy định hiện hành còn bất cập trong việc xác định đơn vị tổ chức bán; Một số nhà đất tổ chức bán sẽ không khả thi, không có người mua… Sở Tài chính cũng cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn để xử lý các cơ sở nhà đất dôi dư trên địa bàn toàn tỉnh.
Thành viên Nghị viện châu Âu (EP) người Croatia Biljana Borzan vừa cảnh báo về sự xuất hiện của một loại lạm phát mới ở Liên minh châu Âu (EU), phát sinh một phần do xung đột ở Ukraine. Trong bài phát biểu trước Ủy ban châu Âu (EC), nghị sĩ này đã nói về hậu quả của “lạm phát tiết kiệm”.
TP - Sau khi bất ngờ nhận thông báo nợ thuế, chậm nộp phạt thuế thu nhập cá nhân, nhiều người dân ngỡ ngàng và lúng túng khi đối mặt việc xử lý khoản thuế với đủ vướng mắc như: Xử lý việc bị kê khai khống thu nhập, thủ tục quyết toán thuế. Người nộp thuế mong muốn cơ quan thuế tiếp tục đơn giản thủ tục, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu, UBND huyện Tiên Du nghiêm túc, khẩn trương tổ chức thực hiện kiểm tra, xử lý triệt để vi phạm về trật tự xây dựng tại khu nhà ở Hoàn Sơn, theo đề nghị của Sở Xây dựng tại văn bản số 199/SXD-TTr ngày 30/01/2024, đảm bảo an toàn tính mạng, bảo vệ tài sản, sức khoẻ của nhân dân. Theo tìm hiểu, dự án khu ...
Bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch PNJ - nói trước sự dịch chuyển nền kinh tế thế giới, cấp lãnh đạo cần bứt phá, đổi mới tư duy.
'Do ảnh hưởng của mưa lũ gây sạt lở đất xảy ra ở nhiều khu vực nên một số cung đường tại các nhà máy thủy điện bị ùn tắc như nhà máy thủy điện Huội Quảng (Lai Châu). Hiện các đơn vị đã phối hợp cùng địa phương khắc phục', đại diện EVN nói. Theo EVN, mưa lũ, sạt lở đất cũng ảnh hưởng đến tình hình vận hành lưới điện ở một số tỉnh phía Bắc. Cụ thể, tại tỉnh Yên Bái, khu vực nhà máy thủy điện Hồ Bốn có lũ quét lớn và sạt lở đất gây sự cố đường dây...
TP - Trung tâm thương mại (TTTM) Cái Khế từng là khu chợ sầm uất bậc nhất ở Cần Thơ, hơn 20 năm hoạt động chưa từng ghi nhận cảnh đìu hiu, ế ẩm như hiện nay.
Ngày 19/12, Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành đã có buổi làm việc với Đoàn công tác Bộ Tài chính Lào do ông Ou-thai In-thi-lath - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính Lào dẫn đầu đến thăm và làm việc với Tổng cục Thuế Việt Nam.
Phía Tây Hà Nội bao gồm các quận: Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm. Xa lõi trung tâm hơn là Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ. Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, nơi đây tiếp nhận nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ của Chính phủ và các “ông lớn” bất động sản (BĐS), vươn mình trở thành trung tâm phát triển mới một cách toàn diện. Tâm điểm phát triển Dưới áp lực của sự gia tăng dân số, TP Hà Nội mở rộng địa giới...
Bến phà Đồng Bài, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng dự kiến khai thác từ ngày 1-3, thay thế cho bến phà Gót.