Theo nghiên cứu mới nhất tháng 3 năm 2022 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính trên thế giới cứ 100 trẻ em thì có 1 trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Tự kỷ là rối loạn phát triển thần kinh làm khiếm khuyết các kỹ năng giao tiếp, lời nói và phát triển các mối quan hệ xã hội.
Ngày 2.4 hàng năm được Liên hợp quốc chọn là ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ với mục đích kêu gọi cộng đồng tăng cường sự quan tâm và hiểu biết về rối loạn này, giúp trẻ tự kỷ sớm được phát hiện, điều trị, được yêu thương nhiều hơn và dễ dàng hòa nhập cuộc sống hơn.
Không phải ai cũng hiểu đúng về rối loạn này và không phải phụ huynh nào cũng có thể chấp nhận vấn đề đang xảy ra đối với con mình để sẵn sàng can thiệp cho trẻ.
Bên cạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng nhằm phát hiện sớm các biểu hiện tự kỷ, việc hỗ trợ tâm lý cho gia đình trẻ tự kỷ cũng đóng vai trò quan trọng không kém.
Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ tâm lý cho cha mẹ của trẻ tự kỷ do các chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo
Giải thích rõ về chẩn đoán: Sau quá trình khám, cán bộ y tế không chỉ đưa ra kết luận một cách đơn giản là trẻ có mắc rối loạn phổ tự kỷ hay không, mà nên giải thích rõ về chẩn đoán dựa trên đặc điểm quan sát được ở trẻ. Các bằng chứng về các triệu chứng cốt lõi của tự kỷ cần được đưa ra thảo luận với cha mẹ, nhằm đảo bảo cha mẹ có thể quan sát được, hiểu và theo dõi được các triệu chứng này.
Cán bộ y tế cũng cần giải thích cho cha mẹ hiểu về tầm quan trọng của theo dõi và khám định kỳ. Các biểu hiện của rối loạn phổ tự kỷ có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy việc theo dõi sát sẽ đưa ra những chiến lược can thiệp phù hợp với từng giai đoạn. Đặc biệt với những trẻ có rối loạn hành vi cần phải sử dụng thuốc hướng thần, cha mẹ không nên tự ý cho con dùng thuốc hoặc ngừng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Kiên nhẫn lắng nghe: Với những phụ huynh nhạy cảm, lo lắng, đặt ra rất nhiều câu hỏi, cán bộ y tế cần kiên nhẫn lắng nghe và đưa ra những câu trả lời có trọng tâm, phù hợp với khả năng nhận thức của cha mẹ.
Tiên lượng của trẻ trong tương lai là điều cha mẹ rất quan tâm, cán bộ y tế cần giải thích cụ thể với từng trường hợp, tránh thái độ tiêu cực quá mức khiến cha mẹ cảm thấy bi quan, nhưng đồng thời không che giấu những khó khăn thực sự khiến cha mẹ chủ quan.
Trong tất cả các trường hợp, cán bộ y tế cần nhấn mạnh tới điểm mạnh của trẻ, vì đây là điểm sáng đem lại cho cha mẹ hy vọng và động lực trong quá trình can thiệp sau này. Ví dụ như: Trẻ có khả năng bắt chước hoạt động, trẻ có biểu cảm với người thân, trẻ tuổi còn nhỏ…
Khi nói chuyện với cha mẹ, luôn sử dụng từ ngữ có tính chất tích cực. Khuyến khích cha mẹ phản hồi lại thông tin của cán bộ y tế.
Khuyến khích tự chăm sóc bản thân: Cha mẹ cần dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn, làm những điều mình yêu thích, xây dựng các mối quan hệ yêu thương, trân trọng những khoảnh khắc của gia đình.
Những hoạt động dạy bảo trẻ tự kỷ sẽ diễn ra trong một thời gian dài và sẽ còn nhiều khó khăn đang chờ phía trước. Vì vậy, cha mẹ cần được hỗ trợ để có thể chuẩn bị cho mình một tâm thế sẵn sàng về cả tinh thần, sức khỏe, kinh tế để đồng hành với trẻ.
Giải thích về can thiệp sớm: Cần giải thích với cha mẹ về tầm quan trọng của “can thiệp sớm” – can thiệp ngay khi phát hiện những khó khăn của trẻ chứ không đợi chẩn đoán chắc chắn trẻ có tự kỷ hay không. Can thiệp sớm giúp tăng hiệu quả, tăng chất lượng cuộc sống của trẻ và gia đình.
Việc này thường được thực hiện trước khi trẻ 5 tuổi và tốt nhất là trước 3 tuổi (thời gian vàng). Vì vậy, sau khi trẻ được chẩn đoán mắc rối loạn phổ tự kỷ, cha mẹ cần được giải thích về quy trình can thiệp và hướng dẫn các biện pháp can thiệp sớm phù hợp.
Khuyến khích sự chủ động: Cha mẹ cần được khuyến khích chủ động trong việc sắp xếp thời gian, bố trí môi trường, lựa chọn giải pháp can thiệp cho trẻ. Cha mẹ cần được hướng dẫn để tìm hiểu thật kĩ các biện pháp can thiệp, nhận thức rõ những khó khăn của trẻ, điểm mạnh điểm yếu, sở thích và nhu cầu của trẻ để từ đó đưa ra sự lựa chọn.
Khuyến khích sự chia sẻ và tham gia các hoạt động có tính cộng đồng: Cha mẹ được khuyến khích tham gia các câu lạc bộ dành cho gia đình trẻ tự kỷ. Tại đây những người có cùng hoàn cảnh sẽ cùng nhau chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm.
Không chỉ vậy, cha mẹ có thể tham gia những hoạt động cộng đồng, nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về tự kỷ, đưa ra tiếng nói và những mong đợi của trẻ tự kỷ, thúc đẩy sự phát triển của các chính sách xã hội phù hợp, giúp mang lại sự hòa nhập tốt nhất cho trẻ tự kỷ.
Cha mẹ luôn cần được khuyến khích xóa bỏ mặc cảm, mạnh dạn giúp trẻ tham gia được những hoạt động xã hội phù hợp tại cộng đồng, xã hội.
Sẵn sàng nói 'không' trước những nhiệm vụ không thuộc trách nhiệm của mình như một cách để cấp trên đánh giá mình là người làm việc có chọn lọc, sáng suốt. Đây cũng được coi là một trong những đặc trưng khi nói về phong cách làm việc của gen Z thời nay.
Với chủ đề 'Núi biển gắn nhau, lớn lên vui vẻ', Chương trình giao lưu thiếu nhi Việt - Trung năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15-7 đến 19-7 tại thành phố Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc).
Bác sĩ 6 bệnh viện trung ương khám chữa, sàng lọc bệnh ung thư, tiểu đường, tăng huyết áp... và cấp thuốc miễn phí cho 1.000 người dân Điện Biên.
Ngày 9/8, đông đảo doàn viên thanh niên trên địa bàn Lạng Sơn tham dự Diễn đàn “Nâng cao nhận thức, kỹ năng tham gia mạng xã hội và chủ động nhận diện, đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng”.
TP - Cuộc sống vốn không ưu ái cho Nguyễn Thị Châu Anh (SN 1988, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) một cơ thể lành lặn, nhưng thay vì mặc cảm, buông xuôi, chị đã vươn lên mạnh mẽ, giúp đỡ nhiều người cùng cảnh ngộ...
Tại buôn Ayun (huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk), đoàn viên thanh niên tỉnh Bình Dương đã có hành trình “Xuân tình nguyện” với nhiều hoạt động ý nghĩa như trao quà cho các hộ gia đình khó khăn; nấu ăn cho thiếu nhi; tổ chức gian hàng quần áo 0 đồng…
Ngày 2/11, tuổi trẻ Công an Thủ đô đồng loạt ra quân triển khai công trình thanh niên “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với loại hình nhà trọ, chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh” tại các Ủy ban nhân dân, Công an cấp huyện, cấp xã và các điểm lưu động đến từng cơ quan, đơn vị, trường học, thôn, xóm, tổ dân phố… trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ chương trình Đại hội đại biểu toàn quốc Hội SVVN lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028, chiều 19/12, các đại biểu tham gia tổ thảo luận số 10 với chủ đề “Sinh viên tiên phong chuyển đổi số” đã bàn luận sôi nổi, đưa ra nhiều kiến nghị, hiến kế nhằm thúc đẩy chuyển đổi số thực sự đi vào đời sống sinh viên.
Người mắc hội chứng 'Alice ở xứ sở thần tiên' có cảm nhận sai lệch về cơ thể và những sự vật xung quanh, đôi khi cảm thấy bản thân không có thật hoặc kích thước nhỏ, lớn bất thường.