Thậm chí, các chương trình không gian đang phát triển của Trung Quốc và Trạm Vũ trụ Thiên Cung của nước này đã được nhắc đến nhiều lần trong phiên điều trần trực tiếp của Tiểu ban Hạ viện Mỹ, khi xem xét tương lai của ngành nghiên cứu vũ trụ Mỹ, và tương lai của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), dự kiến sẽ ngừng hoạt động vào năm 2030.
Tại phiên điều trần này, nhiều diễn giả về không gian và hàng không của Tiểu ban Hạ viện Mỹ cũng đã thảo luận về mối đe dọa thực sự từ các hoạt động nghiên cứu không gian của Trung Quốc có nguy cơ sẽ làm lu mờ những nỗ lực của Mỹ trên Quỹ đạo Trái đất tầm thấp.
NASA có kế hoạch chuyển đổi các trạm vũ trụ thương mại, nhưng liệu một hoặc nhiều trạm vũ trụ đó có sẵn sàng kịp thời hay không, thì đó vẫn là một câu hỏi mở tùy thuộc vào các yếu tố như kinh phí, ưu tiên về chính sách và tiến bộ kỹ thuật. (Các quan chức của NASA cũng đang xem xét khả năng mở rộng hoạt động của Trạm ISS sau năm 2030, nhưng tất cả tùy thuộc vào mọi việc sẽ diễn ra như thế nào).
Ngòai ra, Mỹ không phải là người chơi duy nhất trong lĩnh vực bằng sáng chế thí nghiệm khoa học không gian. Trung Quốc đang cố gắng phát triển lĩnh vực nghiên cứu không gian một cách nhanh chóng, mặc dù Trạm Vũ trụ Thiên Cung nhỏ hơn và kém trưởng thành hơn ISS.
Trạm Vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc bao gồm hơn 20 phòng thí nghiệm nhỏ được trang bị máy ly tâm, buồng lạnh đạt nhiệt độ thấp tới -80 độ C, lò nung nhiệt độ cao, nhiều tia laser và đồng hồ nguyên tử quang học. Tất cả được đánh giá là có thể tồn tại đến năm 2032 hoặc lâu hơn thế nữa, Trạm Vũ trụ Thiên Cung có thể sẽ tổ chức 1.000 thí nghiệm trong suốt vòng đời hoạt động của mình. Để so sánh, Trạm ISS đã thực hiện khoảng 3.000 cuộc điều tra thí nghiệm nghiên cứu không gian trong 25 năm tính đến tháng 9/2023.
Một nhân chứng của tiểu ban Dylan Taylor, cũng là Giám đốc điều hành của Voyager Space, một công ty không gian tư nhân Mỹ cho biết: “Nếu các nền tảng Trạm vũ trụ thương mại của Mỹ không có sẵn trước khi ISS ngừng hoạt động, các quốc gia đối tác hiện tại của chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc sẽ hướng về Trung Quốc”.
Nghi phạm trộm xe máy khai báo rằng nếu không làm vậy sẽ không có tiền nuôi gia đình và vợ sẽ bỏ đi.
Trong môi trường chân không ngoài vũ trụ, những mảnh kim loại cùng loại có thể nối lại với nhau do hiện tượng hàn nguội, gây rắc rối lớn.
Các nhà khoa học Trung Quốc phát triển máy đào hầm và nổ đá (BBM) đầu tiên trên thế giới, có thể tăng hơn 30% hiệu suất khi khoan lớp đá siêu cứng.
Ông Martin Chungong - tổng thư ký Liên minh nghị viện thế giới - chia sẻ tại lễ khai mạc Hội nghị nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 ngày 15-9.
Nhà xuất bản Hindawi đã bị xóa sổ, trong khi nhiều tạp chí thuộc nhà xuất bản này có trong danh mục tạp chí được Hội đồng Giáo sư nhà nước tính điểm năm 2023.
Một nhân viên tại Dusseldorf, Đức đã phải trả một cái giá cực kỳ đắt khi cắm sạc xe điện tại chỗ làm khi không được phép.
Báo Tiền Phong tổ chức Tọa đàm: Thích ứng với thiên tai ngày càng dị thường và khốc liệt nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tác động của thiên tai ngày càng dị thường và khốc liệt cũng như đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
TP - Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có đến 14 trạm quan trắc môi trường (QTMT) không khí cảm biến ngừng hoạt động.
Nhóm nhà khoa học tận dụng phế thải tro bay, xỉ đáy lò của nhà máy điện đốt rác kết hợp thủy tinh tạo ra bê tông có thể truyền ánh sáng, giành giải ba Sáng kiến Khoa học 2024.