Vệ tinh Bắc Đẩu thứ 56 được phóng bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-3B, dự kiến sẽ kết nối vào Hệ thống Vệ tinh Định vị Bắc Đẩu (BDS) sau khi đi vào quỹ đạo và hoàn tất các thử nghiệm trong quỹ đạo.
Sáng 17/5, Trung Quốc đã phóng một vệ tinh định vị Bắc Đẩu mới vào vũ trụ từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tây Xương (tỉnh Tứ Xuyên).
Vệ tinh được phóng bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-3B, dự kiến sẽ kết nối vào Hệ thống Vệ tinh Định vị Bắc Đẩu (BDS) sau khi đi vào quỹ đạo và hoàn tất các thử nghiệm trong quỹ đạo.
Vệ tinh mới được thiết kế để vào quỹ đạo địa tĩnh của Trái Đất.
Đây là vệ tinh thứ 56 trong gia đình vệ tinh Bắc Đẩu và cũng là lần bổ sung vệ tinh đầu tiên cho Hệ thống Vệ tinh Định vị Bắc Đẩu 3 (BDS-3).
Vệ tinh mới sẽ tăng cường năng lực của chức năng truyền tin ngắn trong khu vực của hệ thống BDS, tăng mức độ định vị chính xác và sự ổn định cũng như sự sẵn sàng của mạng lưới.
Vệ tinh mới do Viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc chế tạo, trong khi tên lửa đẩy do Viện Công nghệ Tên lửa đẩy Trung Quốc sản xuất. Đây là lần phóng thứ 473 của tên lửa đẩy Trường Chinh.
Hệ thống BDS được khởi xướng từ năm 1994. Việc xây dựng BDS-1 và BDS-2 đã hoàn tất vào năm 2000 và 2012.
Từ khi BDS-3 được hoàn tất và đưa vào vận hành ngày 31/7/2020, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới có một hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu độc lập./.
Kết quả thử nghiệm trên cây bông cho thấy chất trừ sâu này có thể áp dụng trong nông nghiệp bền vững và cung cấp giải pháp diệt các loại nấm gây bệnh khác ở cây trồng.
Một con trăn gấm quý hiếm đã được một ngư dân ở thị trấn Cửa Việt phát hiện mắc lưới. Trăn gấm có tên khoa học là Python reticulatus, thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm.
Động đất ở huyện Mỹ Đức khiến nội thành Hà Nội rung lắc sáng 25/3 là do hoạt động của đới đứt gãy sông Hồng, theo chuyên gia Viện Vật lý địa cầu.
Một ngư dân ở thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) đã bắt được con vích quý hiếm nặng hơn 100kg khi đang bủa lưới cá.
Ba tân tiến sĩ ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ gồm TS Nguyễn Thị Phương (NCS Khóa 1), TS Võ Hải Quang (khóa 2) và TS Nguyễn Thị Hoàng Anh (Khóa 3).
Các nhà khoa học đã phát hiện một phân tử mới có khả năng loại bỏ các 'tế bào xác sống' cũ không hoạt động trong cơ thể mà không ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh - một bước tiến có thể dẫn đến các phương pháp chống lão hóa mới.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ở Việt Nam 16 loài ong ký sinh Loboscelidia và hành vi chôn trứng độc đáo của chúng.
Tổ chức kỷ lục Việt Nam vừa xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam đối với hai bộ xương cá Ông (cá voi) được phục dựng, bảo tồn tại Di tích Lăng Tân (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi). Trong đó, bộ xương lớn dài trên 22m, được gọi là “Đồng đình đại vương”. Bộ xương nhỏ dài 18m được gọi là “Đức ngư nhị vị tôn thần”.
Sau khi khám nghiệm hiện trường, lực lượng chức năng xác định con voi chết trong rừng ở Hà Tĩnh có tuổi đời khoảng 35-40 và chết do già yếu.