Kho báu gần 2,7 tấn của Crimea trở về Kiev sau 9 năm kẹt ở bảo tàng Hà Lan, nơi chúng được trưng bày khi Nga sáp nhập bán đảo.
4 bảo tàng ở Crimea năm 2014 cho bảo tàng Allard Pierson ở Amsterdam, Hà Lan mượn hàng trăm cổ vật bằng vàng, đồng, đá quý cùng các hiện vật khoảng 2.000 năm tuổi của người Scythia để trưng bày. Khi số cổ vật này được trưng bày ở Amsterdam, Nga bất ngờ sáp nhập bán đảo Crimea, khiến chúng trở thành tâm điểm trong cuộc chiến pháp lý giữa Nga và Ukraine.
Trong cuộc đấu tranh pháp lý diễn ra nhiều năm sau đó, các bảo tàng ở Kiev và Crimea đều đệ đơn yêu cầu trao trả kho báu cho họ. Tòa án Tối cao Hà Lan hồi tháng 6 ra phán quyết kho báu nên được trả về Ukraine.
"Sau gần 10 năm, các hiện vật từ 4 bảo tàng ở Crimea đã được trả về Ukraine", Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Ukraine (NMHU) thông báo hôm 27/11, một ngày sau khi kho báu về đến Kiev. "Chúng sẽ được lưu giữ ở NMHU cho đến khi Crimea được giải phóng".
Cơ quan hải quan Ukraine cho biết kho báu gồm các món đồ trang sức nặng 2.694 kg đặt trong các hòm đặc biệt, được chuyển bằng xe tải từ Amsterdam đến Kiev.
Bộ trưởng Văn hóa Ukraien Rostyslav Karandeyev ca ngợi việc trao trả hiện vật là "chiến thắng lịch sử vĩ đại"."Cuộc triển lãm ở Hà Lan đề cập lịch sử của Crimea thuộc Ukraine. Vì vậy, chỉ người dân Ukraine mới được sở hữu những giá trị lịch sử này", ông nói.
Nga nhiều lần khẳng định hàng trăm hiện vật, trong đó có chiếc mũ chiến binh bằng vàng nguyên khối có từ thế kỷ 4 trước Công nguyên, nên được lưu giữ ở Crimea. "Kho báu thuộc về Crimea và chúng nên ở đó", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói hôm 27/11.
Giám đốc bảo tàng Allard Pierson, Els van der Plas, cho biết đây là trường hợp đặc biệt khi "di sản văn hóa trở thành nạn nhân của diễn biến địa chính trị". Trong cuộc chiến pháp lý, bảo tàng Allard Pierson "tập trung vào việc cất giữ an toàn các hiện vật cho đến khi trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp".
"Chúng tôi rất vui vì kết quả đã rõ ràng và giờ chúng đã được trả lại", bà van der Plas cho hay.
Huyền Lê (Theo AFP)
Tổng thống Erdogan tuyên bố sẽ áp dụng 'hành động cần thiết' để đáp trả vụ Mỹ bắn rơi UAV vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria.
Diễn ra trong bối cảnh nhiều quốc gia tăng tốc mở rộng ảnh hưởng trong khu vực, Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương (PALM) lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thành phố Đại Liên, dự hội nghị của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và làm việc tại Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Trương Hiểu Cương trả lời câu hỏi của báo giới về thông tin Ấn Độ đưa 10.000 quân tới biên giới Trung - Ấn.
Ngày 23/10, Philippines tố cáo các tàu Trung Quốc đã 'cố ý' đâm vào các tàu Philippines khi đang thực hiện sứ mệnh cuối tuần qua, khiến leo thang căng thẳng và tranh cãi ngoại giao về các vụ va chạm này ở Biển Đông.
Ít nhất 16 người chết và 6 người bị thương trong vụ tai nạn nghi do điện giật tại bang Uttarakhand (Ấn Độ).
Ba Lan cho rằng nước này có trách nhiệm bắn hạ tên lửa Nga trong không phận Ukraine để tránh chúng bay lạc vào lãnh thổ gây thương vong.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel cho biết thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar đã bị cô lập trong boongke ở Gaza City, thành phố lớn nhất Dải Gaza.
Mỹ đã quyết định điều phi đội F-16 đóng tại Đức đến Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng Israel và Iran từng bước leo thang.