Ngày 23/10, Philippines tố cáo các tàu Trung Quốc đã 'cố ý' đâm vào các tàu Philippines khi đang thực hiện sứ mệnh cuối tuần qua, khiến leo thang căng thẳng và tranh cãi ngoại giao về các vụ va chạm này ở Biển Đông.
Philippines tố Trung Quốc ‘cố ý’ đâm tàu, Bắc Kinh tuyên bố tiếp tục biện pháp cần thiết ở Biển Đông |
Tàu tuần duyên Trung Quốc chặn một tàu của Cục Thủy sản và Nguồn lợi Thủy sản Philippines khi tàu này tiến gần bãi cạn Scarborough do Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông đang tranh chấp. (Nguồn: AFP) |
Cả Philippines và Trung Quốc đã đổ lỗi lẫn nhau về sự cố hôm 22/10 gần Bãi Cỏ Mây thuộc Quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, với việc cả hai bên đều đưa ra phản đối ngoại giao và công bố các video để chứng minh cho cáo buộc của mình.
Hai vụ va chạm xảy ra trong lúc tàu Philippines thực hiện sứ mệnh tiếp tế cho lực lượng đồn trú trên một tàu hải quân mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây từ năm 1999 để khẳng định yêu sách lãnh thổ của Manila.
Tin liên quan |
Suýt Suýt 'va chạm' trên Biển Đông, Philippines-Trung Quốc ‘lời qua tiếng lại’ |
Philippines cáo buộc một tàu hải cảnh và một tàu "dân quân" của Trung Quốc đã "di chuyển nguy hiểm" dẫn đến các vụ va chạm với một tàu tiếp tế của Philippines và một tàu lực lượng bảo vệ bở biển Philippines.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilbert Teodoro ngày 23/10 cho rằng những hành động này của Trung Quốc gần Bãi Cỏ Mây là có chủ ý. Ông Teodoro nói: “Các tàu hải cảnh và dân quân trên biển của Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, quấy rối và cố tình tấn công tàu Unaiza vào ngày 2/5 và tàu lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines BRP Cabra.
Chúng tôi ở đây thực sự lên án bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất có thể đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng và hành động bất hợp pháp này trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (của Philippines) cũng như việc che giấu sự thật bằng cách Trung Quốc bóp méo câu chuyện này cho phù hợp với mục đích riêng của họ”.
Theo nhóm truyền thông của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, tuyên bố trên của ông Teodoro được đưa ra vài giờ sau khi Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos nhóm họp với các quan chức an ninh và ra chỉ thị cho lực lượng bảo vệ bờ biển điều tra vụ việc, theo đó vụ việc này "đang được xem xét nghiêm túc ở cấp cao nhất của chính phủ".
Trong khi đó, cùng ngày 23/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cho biết Bắc Kinh kêu gọi phía Philippines xem xét nghiêm túc những quan ngại của Trung Quốc, ngừng các hoạt động nguy hiểm và chấm dứt tạo thêm căng thẳng ở Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nhấn mạnh Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết theo luật pháp trong nước và quốc tế, đồng thời bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ và các quyền trên biển.
Bộ Ngoại giao Nga thông báo Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã đặt chân đến thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc trong ngày 16/10.
Hezbollah thông báo dùng drone tập kích mục tiêu ở phía bắc Acre, nơi sâu nhất trong lãnh thổ Israel mà nhóm tấn công sau khi chiến sự Gaza bùng phát.
Tổng thống Macron cho biết Pháp kết luận IS là thủ phạm tấn công nhà hát ở Nga và nhóm khủng bố này từng một số lần nhắm vào Pháp.
Ba nước Arab tham gia bảo vệ Israel có nguy cơ hứng chỉ trích nếu Tel Aviv quyết định đáp trả mạnh mẽ đòn tập kích của Tehran, khiến khủng hoảng tiếp tục leo thang.
Tàu HMS Diamond của hải quân Anh đã diệt một UAV của Houthi tập kích nhằm vào chiến hạm này trên Biển Đỏ.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 12/1.
Lầu Năm Góc tuyên bố chấm dứt sử dụng cầu tàu 320 triệu USD được dùng trong hai tháng để đưa hàng viện trợ vào Dải Gaza, thay thế bằng cảng Israel.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ đến thủ đô Washington của Mỹ vào ngày 12/12 để gặp người đồng cấp Joe Biden.
Kênh truyền hình al-Masirah do lực lượng Houthi điều hành đưa tin tối 30/5, các máy bay chiến đấu của Mỹ và Anh đã tiến hành 6 cuộc không kích vào thủ đô Sanaa của Yemen.