Dư luận quan tâm tiêu chí nào và cơ quan nào đủ thẩm quyền công bố hết dịch COVID-19.
Trong dự thảo tờ trình trình UBND TP.HCM ban hành kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch COVID-19 giai đoạn 2023-2025, Sở Y tế TP.HCM có nêu cơ quan này đang hoàn tất các thủ tục tiến tới công bố hết dịch trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế và Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Vậy điều kiện, trình tự và cơ quan nào sẽ công bố hết dịch COVID-19?
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, ngày 1-4-2020 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 447/QĐ-TTg công bố dịch truyền nhiễm tại Việt Nam, cụ thể COVID-19 (dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra). Lúc bấy giờ tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.
Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam phòng, chống dịch truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A ở quy mô quốc gia, trong điều kiện chưa có tiền lệ và kéo dài.
Sau hơn ba năm bùng phát, từ ngày 20-10-2023, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thống nhất đề xuất của Bộ Y tế, quyết định chuyển phân loại COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Song song đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định sửa đổi phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình 4 ngày (thay vì 14 ngày) và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm 8 ngày (thay vì 28 ngày).
Đây chính là căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm (có hiệu lực thi hành từ 20-10-2023), ban hành kèm theo quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28-1-2016.
Dựa theo các điều kiện này, một lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM khẳng định TP đảm bảo điều kiện công bố hết dịch khi có nhiều tuần không ghi nhận ca mắc mới, đặc biệt tất cả các phường xã trên toàn thành phố đều đạt cấp độ dịch cấp 1 (nguy cơ thấp).
Về trình tự công bố hết dịch COVID-19, quyết định 02/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định rõ ngoài việc phải đáp ứng 10 biện pháp chống dịch theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; còn phải đáp ứng điều kiện không phát hiện thêm ca mới sau khoảng thời gian 8 ngày theo quyết định (sửa đổi, bổ sung) của Thủ tướng.
Sau khi đảm bảo các yếu tố trên, Sở Y tế sẽ là đơn vị báo cáo chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định công bố hết dịch đối với bệnh truyền nhiễm nhóm B và C; đồng thời đề nghị bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định công bố hết dịch với bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm công bố hết dịch với bệnh truyền nhiễm nhóm A khi nhận được đề nghị của chủ tịch UBND tỉnh, nơi xảy ra dịch. Công bố hết dịch với bệnh nhóm B, C khi các tỉnh đã công bố. Đồng thời, xem xét đề nghị Thủ tướng công bố hết dịch truyền nhiễm nhóm A đối với trường hợp Thủ tướng đã công bố dịch.
Như vậy có thể hiểu khi COVID-19 đã được chuyển sang dịch bệnh truyền nhiễm nhóm B, việc công bố hết dịch thuộc trách nhiệm của chủ tịch UBND tỉnh. Trong trường hợp cụ thể của TP.HCM thì chủ tịch UBND TP là người quyết định công bố. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm công bố hết dịch với bệnh COVID-19 khi TP.HCM đã công bố.
Việc này cũng đã được nêu trong thông báo kết luận của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các phiên họp gần đây. Cụ thể, Ban chỉ đạo các địa phương chủ động rà soát, công bố hết dịch trên địa bàn theo thẩm quyền trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Báo cáo của Sở Y tế cho biết người mắc bệnh đầu tiên ở Việt Nam được ghi nhận tại TP.HCM ngày 23-1-2020. Nước ta trải qua 2 giai đoạn chống dịch và 4 đợt bùng phát dịch, đã ghi nhận trên 11,6 triệu người mắc (hơn 99% số mắc được ghi nhận trong giai đoạn 2020 - 2022) và trên 43.000 người tử vong.
Riêng tại TP.HCM, đã ghi nhận trên 600.000 người mắc và trên 19.000 người tử vong. Đa số ca mắc tập trung trong giai đoạn từ cuối tháng 5-2021 đến tháng 12-2022.
Dịch COVID-19 hiện đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc khi số mắc, tử vong giảm sâu; số ca mắc trung bình tháng hiện nay khoảng 10.000 ca, giảm 14 lần so với năm 2021 và giảm 82 lần so với 2022. Tỉ lệ tử vong do COVID-19 giảm từ 1,86% xuống 0,11% (2022) và hiện còn 0,02%.
Viện KSND thị xã Hương Thủy (tỉnh TT-Huế) phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Công an thị xã Hương Thủy và Đoàn xã Thủy Phù tổ chức phiên tòa giả định xét xử vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Tại phiên bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028, đã ra mắt Hội đồng tư vấn, đồng hành với sinh viên giai đoạn 2023 – 2028, gồm 7 thành viên.
Khi đám cháy xảy ra, khói tác động đến phần mắt, nạn nhân dễ bị bỏng kết mạc, giác mạc, có thể bị tổn thương trầm trọng không phục hồi.
Khi đang đạp xe chơi đùa ở ngõ, bé gái 4 tuổi ở Hà Nội bị chó pitbull tấn công, xô ngã rồi lao vào cắn lôi đi. Bé gái nhập viện trong tình trạng vùng mặt có hàng chục vết thương.
Vốn được dùng nhiều trong dịp đám hỏi nên loại bánh có nhiều sợi nhỏ đan xen nhau được gọi là bánh hỏi, còn bánh xèo được đặt tên theo âm thanh 'xèo xèo' phát ra khi đổ bột vào chảo dầu nóng.
Trong 24 giờ qua, số ca mắc COVID-19 mới trên cả nước 'chững lại' với 1.201 ca, ca bệnh nặng giảm, và có đến 541 ca được công bố khỏi bệnh.
Các chiến sĩ công an xã đã mắc võng đưa hai người bị ong đốt gần 100 vết xuống núi để chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
Hồ Ngọc Hà đãi cả nhà mâm bún đậu full topping với chả cốm ăn kèm mắm tôm, rau sống, thích hợp trong ngày hè ở TP HCM.
Những vụ án đình đám dưới sự chỉ đạo phá án của ông Viễn Chi trong 10 năm làm trưởng đoàn chuyên gia an ninh Bộ Nội vụ Việt Nam sang giúp nước bạn Campuchia từ 1979 - 1988 được kể lại trong cuốn Sứ mệnh cao cả (Hồi ức mười năm).