Iran hối thúc Tổng thống đắc cử Donald Trump xem xét lại chính sách "gây áp lực tối đa" mà ông áp dụng với Tehran trong nhiệm kỳ đầu tiên.
"Donald Trump phải chứng tỏ rằng ông ấy không tuân theo những chính sách sai lầm trong quá khứ", Phó tổng thống Iran phụ trách các vấn đề chiến lược Mohammad Javad Zarif nói với các phóng viên hôm nay.
Ông thêm rằng "cách tiếp cận chính trị của Donald Trump" đối với Iran đã khiến nước này phải gia tăng mức độ làm giàu uranium.
"Chắc hẳn Donald Trump nhận ra rằng chính sách gây áp lực tối đa mà ông ấy khởi xướng đa khiến mức độ làm giàu uranium của Iran tăng từ 3,5% lên 60%. Là người biết tính toán, Trump nên cân nhắc ưu nhược điểm của chính sách này, cũng như liệu ông ấy có muốn tiếp tục hay thay đổi chính sách gây hại đó hay không", Phó tổng thống Iran nói.
Zarif, nhà ngoại giao kỳ cựu từng giữ chức Ngoại trưởng Iran, đã giúp thúc đẩy ký kết thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc phương Tây. Tuy nhiên, thỏa thuận này bị hủy vào năm 2018 sau khi chính quyền của ông Trump đơn phương rút lui và tái áp dụng các lệnh trừng phạt cứng rắn đối với Iran.
Đáp lại, Tehran hủy bỏ các nghĩa vụ theo thỏa thuận và bắt đầu làm giàu uranium lên tới 60%, nhưng nhiều lần phủ nhận cáo buộc từ các nước phương Tây rằng Iran đang tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân. Uranium cần được làm giàu trên 90% mới đủ điều kiện để sử dụng trong vũ khí.
Cũng trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã ra lệnh hạ sát tướng Qasem Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Esmaeil Baghaei hôm 7/11 không nêu tên ông Trump, nhưng bày tỏ hy vọng việc Tổng thống đắc cử Mỹ trở lại Nhà Trắng sẽ giúp Washington "sửa đổi những cách tiếp cận sai lầm trong quá khứ".
Donald Trump hôm 5/11 tuyên bố "không muốn gây thiệt hại cho Iran". "Điều kiện của tôi rất dễ dàng. Họ không thể có vũ khí hạt nhân. Tôi muốn họ trở thành quốc gia thành công", ông nói sau khi bỏ phiếu.
Vũ Hoàng (Theo AFP)
Nga cảnh báo phương Tây không liều lĩnh 'tự sát' khi cố đối đầu với Nga; Ukraine khoe được ông Trump ủng hộ nếu thắng cử vào tháng 11 tới.
Phó chỉ huy đặc nhiệm Quds của Iran khẳng định cấp trên của mình, tướng Esmail Qaani, vẫn an toàn sau những vụ tập kích ở Lebanon.
Quân đội Bangladesh được cho là đã yêu cầu Thủ tướng Sheikh Hasina rời khỏi đất nước trong 45 phút, khiến bà không thể phát biểu trước khi ra đi.
Ukraine điều một chiếc T-80 chặn mũi xung kích gồm một xe tăng, hai thiết giáp Nga, khiến đội hình đối phương rối loạn và rút lui.
Sáng nay 25/8, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Chile Alberto Van Klaveren. Hai Bộ trưởng đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, trao đổi các phương hướng, biện pháp tăng cường quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Chile, các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Đại sứ Lào tại Nga Shiphandone Oybuabuddy cho rằng, hiện nay, vị thế, vai trò của Việt Nam đang ngày càng được nâng cao, công cuộc phát triển kinh tế-xã hội đã và đang đạt được những thành tựu quan trọng.
Trong gần một năm xung đột Nga - Ukraine, Ba Lan nổi lên như 'mũi giáo' của phương Tây trong nỗ lực cứng rắn đối phó Moskva.
Ngày 26/11, Lực lượng vệ binh quốc gia Tunisia (TNG) cho biết các đơn vị an ninh của nước này đã triệt phá một mạng lưới buôn người di cư.
Ngày 18/8, nhà ngoại giao kỳ cựu được Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đề cử vào vị trí Ngoại trưởng, ông Abbas Araghchi nêu ra những ưu tiên chính sách đối ngoại của chính quyền mới.