Xung đột Ukraine nâng vị thế Ba Lan

09:00 21/02/2023

Trong gần một năm xung đột Nga - Ukraine, Ba Lan nổi lên như "mũi giáo" của phương Tây trong nỗ lực cứng rắn đối phó Moskva.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20/1 gây bất ngờ khi tới thăm Kiev để bày tỏ sự ủng hộ với Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Một ngày sau, ông sẽ tới Ba Lan kỷ niệm một năm chiến sự bùng phát.

Chuyến thăm Warsaw ngày 21/2 của ông Biden được coi là dấu hiệu thể hiện sự ủng hộ của Washington với quốc gia từng là đồng minh khó chịu và từng liên tục đưa ra những cảnh báo gay gắt về kế hoạch của Nga trước khi chiến sự nổ ra.

"Ba Lan là quốc gia ở trận tiền trong thời kỳ chiến tranh. Mối quan hệ giữa Mỹ và Ba Lan là quan hệ thời chiến", Daniel Fried, đại sứ Mỹ ở Ba Lan giai đoạn 1997-2000, nói. "Trong thời gian dài, châu Âu mệt mỏi vì những cảnh báo của Ba Lan về Nga, nhưng hóa ra họ đã đúng".

Ba Lan là nước ủng hộ mạnh mẽ nhất về áp trần giá dầu Nga, các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn với nền kinh tế của Moskva và thúc giục phương Tây viện trợ vũ khí cho Kiev để đẩy lùi lực lượng Nga. Warsaw cũng trở thành trung tâm hậu cần cho dòng chảy vũ khí từ phương Tây tới Ukraine. Ba Lan đã tiếp nhận khoảng 1,5 triệu người tị nạn từ Ukraine, nhiều hơn 30% so với Đức.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda (trái) tiếp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong chuyến thăm Warsaw năm 2019. Ảnh: KPRP.

Sau khi thuyết phục thành công Mỹ và các đồng minh châu Âu gửi xe tăng hiện đại cho Ukraine, Ba Lan đang thúc đẩy các đối tác chuyển giao vũ khí tiên tiến hơn: tiêm kích F-16, theo Andrzej Zybertowicz, cố vấn Cơ quan An ninh Quốc gia Ba Lan.

Ba Lan là "người bảo vệ quan trọng cho sườn đông của NATO", Zybertowicz nói, thêm rằng vị trí tiền phương của Warsaw đòi hỏi họ phải hành động quyết liệt hơn các đồng minh châu Âu khác.

"Ba Lan đã quyết định thay đổi sau nhiều thập kỷ xuôi theo các đồng minh Liên minh châu Âu (EU), bởi giờ họ hiểu điều đó không chỉ nguy hiểm với thịnh vượng của Ba Lan mà còn với sự tồn tại của nước này", Zybertowicz nói.

Giới quan sát cho rằng chính sách của Ba Lan đối với Ukraine phản ánh lo ngại rằng cuộc chiến mà Nga phát động có thể lan sang Trung Âu. Ba Lan năm nay tăng chi tiêu quân sự lên 4% GDP, gần gấp đôi mức 2,5% vào năm ngoái. Warsaw cũng đã gửi quân tới đồn trú trên lãnh thổ các đồng minh phía đông như Romania và Latvia.

"Chúng ta cần khiến Nga chịu nhiều tổn thất hơn nếu gây chiến", Jacek Siewiera, người đứng đầu Cơ quan An ninh Quốc gia Ba Lan, nói.

Trước xung đột Ukraine, một số lãnh đạo phương Tây coi Ba Lan cùng đảng Công lý và Luật pháp cầm quyền của Tổng thống Andrzej Duda là đối tác không đáng tin cậy. Nhưng xung đột Ukraine đã thay đổi quan điểm của phương Tây về Warsaw, cải thiện mối quan hệ Ba Lan - Mỹ và giúp nước này có tiếng nói quan trọng hơn trong xây dựng chính sách xuyên Đại Tây Dương.

Tổng thống Biden từng chỉ trích Ba Lan, đặc biệt trong vấn đề nhân quyền. Nhưng trước chuyến thăm ngày 21/2 của ông Biden, phát ngôn viên Nhà Trắng John Kirby ca ngợi Warsaw là "đồng minh có tiếng nói mạnh mẽ và bên ủng hộ nhiệt thành của Ukraine".

Tổng thống Joe Biden (trái) và Tổng thống Andrzej Duda tại Warsaw, Ba Lan hồi tháng 3/2022. Ảnh: AP.

Việc Ba Lan xích lại gần Mỹ một phần bắt nguồn từ nỗi thất vọng với các láng giềng châu Âu, những quốc gia mà Warsaw cho rằng không muốn làm mất lòng Moskva sau nhiều thập kỷ phụ thuộc vào khí đốt của nước này.

"Nếu chúng ta không làm bất cứ điều gì cho Ukraine, Tổng thống Vladimir Putin sẽ đi xa hơn. Đức có nhiều mối quan tâm khác, nên Mỹ và Đông Âu cần cùng nhau tìm giải pháp", tướng Waldemar Skrzypczak, cựu tư lệnh lục quân Ba Lan, nói.

Dù một số chính trị gia ở châu Âu và Mỹ cho rằng lập trường cứng rắn của Ba Lan có thể đẩy phương Tây vào cuộc đối đầu lớn hơn với Nga, các lãnh đạo ở Warsaw khẳng định họ sẽ tiếp tục con đường này.

"Chúng tôi đặt ra các lằn ranh đỏ dựa trên năng lực thực tế của lực lượng vũ trang", Siewiera, giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Ba Lan, nói. "Nhưng nếu Ba Lan có thể nhận thêm nhiều hỗ trợ từ các đồng minh, chúng tôi có thể làm được nhiều hơn nữa".

Thanh Tâm (Theo WSJ)

Có thể bạn quan tâm
Lính tiền tuyến Ukraine mòn mỏi chờ đạn pháo phương Tây

Lính tiền tuyến Ukraine mòn mỏi chờ đạn pháo phương Tây

19:50 18/05/2024

Binh sĩ thuộc 5 lữ đoàn Ukraine tại Donbass nói họ vẫn chưa nhận được bất kỳ viên đạn pháo nào từ các gói viện trợ mới của phương Tây.

Lính Nga, Ukraine phủ lưới thép bảo vệ chiến hào

Lính Nga, Ukraine phủ lưới thép bảo vệ chiến hào

17:30 17/11/2023

Cả binh sĩ Nga và Ukraine đều dùng lưới thép để che chắn chiến hào, hầm trú ẩn, khi đối phương tăng cường sử dụng UAV tự sát tập kích.

Lính Nga, Ukraine dùng súng hoa cải đối phó drone

Lính Nga, Ukraine dùng súng hoa cải đối phó drone

16:00 10/05/2024

Quân đội Nga và Ukraine đang trang bị cho binh lính súng hoa cải bắn đạn ghém, vũ khí được cho là hiệu quả nhất để đối phó drone ở tầm gần.

Y tá kể phút bảo vệ bé sơ sinh trong động đất Đài Loan

Y tá kể phút bảo vệ bé sơ sinh trong động đất Đài Loan

13:00 05/04/2024

Nhóm y tá cơ sở chăm sóc sau sinh ở Đài Bắc cho biết khi động đất xảy ra, điều đầu tiên họ nghĩ tới là đảm bảo an toàn cho các bé.

Tin thế giới 7/6: Nga cũng tính phản công Ukraine? Kiev đòi kiện Moscow vụ vỡ đập Kakhovka; Mỹ khiến Israel không vui

Tin thế giới 7/6: Nga cũng tính phản công Ukraine? Kiev đòi kiện Moscow vụ vỡ đập Kakhovka; Mỹ khiến Israel không vui

01:00 08/06/2023

Diễn biến xung đột Nga-Ukraine và tình hình xung quanh vụ vỡ đập Kakhovka, phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ liên quan ngành tư pháp Israel, phản ứng của Trung Quốc về tin Ngoại trưởng Mỹ sắp thăm Bắc Kinh... là một số sự kiện quốc tế nổi bật.

Tàu ngầm tự đóng đầu tiên của Đài Loan sắp ra biển

Tàu ngầm tự đóng đầu tiên của Đài Loan sắp ra biển

12:00 28/02/2024

Hải Côn, tàu ngầm diesel-điện đầu tiên do Đài Loan tự phát triển, chuẩn bị ra biển để tiến hành thử nghiệm.

Người Việt ở Indonesia gặp mặt, đón Xuân Giáp Thìn 2024

Người Việt ở Indonesia gặp mặt, đón Xuân Giáp Thìn 2024

05:10 26/02/2024

Tối 24/2, chương trình Tết cộng đồng 'Chào Xuân Giáp Thìn 2024' dành cho những người Việt xa quê hương đang sinh sống và làm việc tại Indonesia đã diễn ra tại thủ đô Jakarta.

Ngoại trưởng Nga và các nước vùng Vịnh nói gì về tình hình Syria và Sudan?

Ngoại trưởng Nga và các nước vùng Vịnh nói gì về tình hình Syria và Sudan?

15:40 11/07/2023

Ngày 10/7, sau khi kết thúc Hội nghị cấp bộ trưởng về đối thoại chiến lược giữa Nga và các quốc gia vùng Vịnh tại thủ đô Moscow, hai bên đã đưa ra tuyên bố chung, trong đó đề cập vấn đề ở Syria và Sudan

Biển Đỏ: Mỹ tố Houthi nã tên lửa vào các tàu thương mại, Pháp nói tình hình 'rất xấu', HĐBA họp bàn

Biển Đỏ: Mỹ tố Houthi nã tên lửa vào các tàu thương mại, Pháp nói tình hình 'rất xấu', HĐBA họp bàn

15:50 03/01/2024

Quân đội Mỹ cho biết, tối 2/1, phiến quân Houthi ở Yemen đã phóng hai tên lửa vào các tàu buôn đi qua Biển Đỏ gần eo biển chiến lược Bab el-Mandeb.

Co loi xay ra
Co loi xay ra