Bộ Ngoại giao Indonesia tuyên bố mong muốn gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia.
Chính phủ Indonesia mới tái khẳng định nguyện vọng gia nhập BRICS |
Tân Ngoại trưởng Sugiono khẳng định, việc Indonesia gia nhập BRICS thể hiện chính sách đối ngoại độc lập của nước này. (Nguồn: Reuters) |
Theo tân Ngoại trưởng Indonesia Sugiono, việc Indonesia gia nhập BRICS thể hiện chính sách đối ngoại độc lập của nước này.
"Động thái này không có nghĩa là chúng tôi chỉ tham gia một khối nhất định, chúng tôi sẽ tích cực tham gia mọi diễn đàn", ông Sugiono nhấn mạnh.
Indonesia là quốc gia theo đuổi chính sách đối ngoại không liên kết.
Tin liên quan |
BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce |
Trước đó, tân Tổng thống Prabowo Subianto, người vừa nhậm chức ngày 20/10, nhiều lần nhấn mạnh rằng, Indonesia sẽ kết bạn với tất cả các quốc gia, dù là Trung Quốc hay Mỹ. Đặc biệt, Jakarta sẽ không tham gia bất kỳ khối quân sự nào.
Theo Ngoại trưởng Sugiono, BRICS phù hợp với các chương trình chính của chính phủ Tổng thống Prabowo, "đặc biệt là về an ninh lương thực và năng lượng, xóa đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực".
Ngoài ra, Indonesia cũng xem nhóm này là "phương tiện" để thúc đẩy lợi ích cho các nước Nam bán cầu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cho biết có hơn 30 quốc gia đã bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS, dù vẫn chưa rõ về việc mở rộng thành viên này sẽ diễn ra như thế nào.
Các thành viên hiện tại của BRICS bao gồm Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Ethiopia, Ấn Độ, Iran, Nga, Nam Phi và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Ông Yohanes Sulaiman, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Jenderal Achmad Yani, bày tỏ sự hoài nghi về việc Indonesia gia nhập BRICS bởi những lợi ích Jakarta mong muốn vốn có thể đạt được từ quan hệ song phương, tuy nhiên, theo chuyên gia, điều này cho thấy Indonesia không muốn bị bỏ lại phía sau.
Giáo sư Sulaiman cũng nhận định, động thái của Indonesia không đồng nghĩa với việc chính sách đối ngoại của Tổng thống Prabowo thiên về phía Đông hơn là phía Tây.
Sáng sớm 3/10, Israel đã tiến hành không kích nhằm vào Trung tâm Y tế ở khu vực al-Bachoura tại trung tâm thủ đô Beirut của Lebanon, gây một vụ hỏa hoạn lớn.
Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật một số diễn biến nổi bật về tình hình xung đột Israel-Lebanon.
Đơn vị UAV tầm xa của tình báo Ukraine từng gây thiệt hại cho mục tiêu nằm sâu trong đất Nga, nhưng không phải lúc nào họ cũng thành công.
Thủ tướng Pháp Michel Barnier đã công bố vào ngày 21/9 việc thành lập chính phủ của ông với 39 thành viên đến từ các đảng trung dung và cánh hữu.
Luật sư đại diện gia đình các nạn nhân hai vụ rơi máy bay 737 MAX cho biết Bộ Tư pháp Mỹ sẽ đề xuất với Boeing thỏa thuận nhận tội để tập đoàn này không bị xét xử.
Giám đốc Chương trình Hệ thống Chiến lược Hải quân của Mỹ, Phó Đô đốc Johnny Wolfe ngày 18/4 cho biết Hải quân Mỹ sẽ tiến hành thử nghiệm lần cuối tên lửa cho tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio.
Bộ Ngoại giao Ukraine kêu gọi các đồng minh phương Tây không công nhận ông Putin là Tổng thống hợp pháp của Nga, nhưng Mỹ bác bỏ.
Binh sĩ Ukraine điều khiển drone mang thuốc nổ luồn vào kho, phá hủy một số xe tăng, thiết giáp Nga được cất trong cơ sở này.
Liên Hiệp Quốc cảnh báo căng thẳng Trung Đông có thể phát triển thành một cuộc xung đột với hậu quả thảm khốc và vũ lực không thể giải quyết được vấn đề.