Theo người phát ngôn của bệnh viện đa khoa tại huyện Subang, cơ sở y tế này đã tiếp nhận tổng cộng 18 nạn nhân trong vụ ngộ độc rượu vào ngày 28/10 vừa qua.
Ngày 30/10, giới chức Indonesia cho biết đã có 12 người tử vong và 4 người trong tình trạng nguy kịch sau khi uống phải rượu giả tại huyện Subang, tỉnh Tây Java.
Theo người phát ngôn của bệnh viện đa khoa tại huyện Subang, cơ sở y tế này đã tiếp nhận tổng cộng 18 nạn nhân trong vụ ngộ độc rượu vào ngày 28/10 vừa qua, trong đó có 11 người tử vong tại bệnh viện.
Ngoài ra, có 1 nạn nhân được xác nhận đã tử vong trên đường tới bệnh viện. Trong số 5 người đang được theo dõi, có 1 người đang quá trình hồi phục. Các nạn nhân trong độ tuổi từ 16-45. Truyền thông địa phương đưa tin nạn nhân thứ 13 đã tử vong sau khi gia đình xin xuất viện sớm, song thông tin này chưa được xác nhận.
Cảnh sát địa phương cho biết các nạn nhân đã tử vong sau khi mua phải rượu giả để uống mừng tại tiệc cưới. Cảnh sát trưởng huyện Subang, Ariek Indra Sentanu cho hay lực lượng chức năng đã bắt giữ được nghi phạm liên quan đến vụ việc.
Mặc dù rượu được bán tại nhiều thành phố lớn ở Indonesia, song giá đắt do thuế cao. Chính vì vậy, một số người dân đã chấp nhận mua những loại rượu tự nấu tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Năm 2018, hơn 60 người Indonesia đã tử vong do uống rượu tự nấu. Cảnh sát sau đó đã tiến hành chiến dịch truy quét trên khắp cả nước, bắt giữ một số chủ cơ sở bán rượu giả./.
Bộ Quốc phòng đề xuất 8 cơ sở trực thuộc được tuyển sinh hệ dân sự, nhằm cung cấp nhân lực chất lượng cao cho đất nước, tránh lãng phí nguồn lực sẵn có.
Ngư dân dùng thuyền thúng đi câu bị sóng đánh chìm, thi thể tìm thấy trong tình trạng quấn vào dây neo ở gành đá gần bờ.
Ông Nguyễn Thanh Long - cựu bộ trưởng Bộ Y tế, ông Chu Ngọc Anh - cựu bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cùng 36 bị cáo bị đưa ra xét xử, trong đó ông Long bị cáo buộc nhận hối lộ 2,25 triệu USD để giúp đỡ Việt Á kinh doanh kit test.
Nhiều tỉnh thành đã công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2024 với nhiều điểm mới nổi bật.
Hôm 28/8, Bộ Tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc đã công bố cái gọi là 'bản đồ tiêu chuẩn năm 2023'. Bản đồ này đã thể hiện cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, ngang nhiên thể hiện yêu sách đường đứt đoạn trên đó. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định, yêu sách chủ quyền và yêu sách biển dựa trên đường đứt đoạn như thể hiện trong bản đồ nói trên là vô giá trị, vi phạm luật pháp quốc tế.
Đọc bài gốc tại đây.
Ngày 7.9, lãnh đạo trường Tiểu học Hòa Bắc, điểm trường thôn Phò Nam (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng ) cho biết 55 học sinh có phụ huynh phản đối...
Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội vừa đề nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội sửa đổi Bộ luật Lao động theo hướng giữ nguyên độ tuổi nghỉ...
Nhiều học sinh tại Hà Nội đến trường làm thủ tục thi lớp 10 với tâm trạng khá thoải mái, tự tin. Nhiều em đặt mục tiêu đạt 9 điểm/môn.
Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam vừa ký Quyết định 3683/QĐ-UBND cấp Bằng công nhận Trường học đạt chuẩn quốc gia cho 4 trường học trên...