Bộ Quốc phòng đề xuất 8 trường trực thuộc được tuyển sinh hệ dân sự, nhằm cung cấp nhân lực chất lượng cao cho đất nước, tránh lãng phí nguồn lực sẵn có.
Tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn với Học viện Kỹ thuật Quân sự chiều 13/12, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo ủng hộ Bộ Quốc phòng tham gia đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Từ năm 2002, các trường quân đội đã tuyển sinh được hơn 93.000 học sinh, sinh viên hệ dân sự ở các trình độ. Từ năm 2017, theo nghị quyết số 19, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, các trường trong quân đội từng bước giảm dần và đến năm 2021 dừng hẳn tuyển sinh đào tạo hệ dân sự. Việc này nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức các đơn vị quân đội, khắc phục tình trạng có trường đào tạo hệ dân sự gấp nhiều lần hệ quân sự, nhưng đội ngũ cán bộ giảng dạy vẫn là của quân đội.
Tuy nhiên hiện nay, trước tình hình khó khăn về nguồn nhân lực chất lượng cao, trong khi các trường quân đội đủ điều kiện và có thế mạnh để đào tạo nhiều ngành, Bộ Quốc phòng đang hoàn thiện đề án tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tại một số cơ sở đào tạo trong quân đội.
Ông Vịnh cho rằng điều này phù hợp và cần thiết bởi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đất nước là chức năng của Bộ Quốc phòng, được quy định trong Luật Quốc phòng.
Cũng theo ông Vịnh, các trường khối quân đội có nhiều lợi thế. Học viên, sinh viên được đào tạo trong môi trường văn hóa quân đội ngoài được lĩnh hội kiến thức chuyên môn còn được rèn thể chất, tác phong, kỷ luật quân đội.
"Việc tham gia đào tạo nguồn nhân lực cũng giúp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giúp phát triển toàn diện các cơ sở đào tạo, trung tâm nghiên cứu trọng điểm của Bộ Quốc phòng", ông Vịnh nói.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết đề nghị 8 cơ sở giáo dục được mở rộng tuyển sinh. Trong đó, Học viện Chính trị sẽ đào tạo các ngành nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, khoa học giáo dục và đào tạo. Học viện Quân y, Viện Y học cổ truyền quân đội, Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108 đào tạo khối ngành sức khỏe.
Bên cạnh đó, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự đào tạo khối ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ. Học viện Khoa học Quân sự đào tạo các ngành ngôn ngữ, văn học, văn hóa. Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội đào tạo các ngành văn hóa, nghệ thuật.
Theo ông Vịnh, Bộ Quốc phòng chỉ đưa ra đề xuất với những lĩnh vực có thế mạnh đào tạo. Ông đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đóng góp ý kiến để đề án của Bộ Quốc phòng sớm được thông qua.
Thiếu tướng Trần Xuân Nam, Phó giám đốc Học viện Kỹ thuật quân sự, cho biết học viện luôn sẵn sàng triển khai đào tạo hệ dân sự đối với các chuyên ngành kỹ thuật gắn liền với công nghệ nền, cuộc các mạng lần thứ tư và các lĩnh vực ưu tiên của nhà nước và quân đội.
Giai đoạn 2002 đến 2018, học viện đã đào tạo khoảng 9.500 học viên các trình độ nhằm cung cấp nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
"Từ khi dừng tuyển sinh hệ dân sự vào năm 2019, học viện chịu những tác động không tích cực, nhất là khả năng giao lưu, hội nhập với các trường đại học, học viện trong hệ thống giáo dục quốc dân và các trường quốc tế", ông Nam nói.
Cũng theo ông Nam, Học viện Kỹ thuật Quân sự có khoảng 1.100 cán bộ, giảng viên, khoảng 45% có trình độ tiến sĩ trở lên. Về cơ sở vật chất, học viện có 7 khu vực đóng quân, phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học tại Hà Nội, Vĩnh Yên, TP HCM và Đồng Nai với nhiều phòng thí nghiệm được trang bị hiện đại. Trong khi đó hiện nay, mỗi năm học viện chỉ tuyển khoảng 600 học viên. Sau khi trừ số đi học ở nước ngoài, số học viên học tập tại trường chỉ khoảng 350. Trong 15 ngành đào tạo, có những ngành hai năm mới được giao chỉ tiêu một lần.
"Với số giảng viên, cơ sở vật chất hiện có của nhà trường, dừng tuyển sinh hệ dân sự là lãng phí về nguồn nhân lực và chưa hiệu quả trong sử dụng hệ thống cơ sở vật chất", ông Nam chia sẻ.
Đại diện Học viện Kỹ thuật Quân sự mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các bộ ban ngành quan tâm, ủng hộ đề án của Bộ Quốc phòng, cho phép học viện tiếp tục tham gia đào tạo nguồn nhân lực ở một số ngành học viện có thế mạnh và xã hội có nhu cầu, bên cạnh phục vụ cho quân đội.
Bộ Quốc phòng đang tiếp tục hoàn thiện "Đề án tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tại một số cơ sở đào tạo trong Quân đội" để trình Chính phủ. Dự kiến lộ trình thực hiện đề án trong quý II năm 2024, tổ chức tuyển sinh và đào tạo từ năm học 2024-2025.
Điểm chuẩn xét tuyển sớm của các trường đại học trên cả nước được Báo Lao Động cập nhật nhanh chóng, chính xác nhất.
Một số giáo viên ở Hà Tĩnh phản ánh, hiệu trưởng thông báo đề nghị họ đăng ký học tiếng Anh “làm minh chứng cho việc nâng hạng” với mức...
Ngày 29-4, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an TP.HCM đã trục xuất 9 người Malaysia vì nhập cảnh vào Việt Nam rồi thuê biệt thự để gọi điện lừa đảo.
Đài truyền hình Hà Lan đưa tin các đối tượng tấn công đã ném đá vào tòa nhà Đại sứ quán làm vỡ một số cửa sổ và viết lên tường những khẩu hiệu nhằm vào Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
Hàng trăm nghìn công nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã mất sinh kế vì trận động đất nghiêm trọng ảnh hưởng tới các tỉnh phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và các khu vực phía bắc của Syria vào tháng Hai.
Hà Nam - Nhiều phụ huynh bức xúc khi phát hiện nhiều điểm số không minh bạch trong kỳ thi kiểm tra, đánh giá năng lực đầu vào lớp 6...
Ngày 15.8 tới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn sẽ gặp gỡ với các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành...
Trường Đại học Vinh vừa công bố điểm sàn xét tuyển năm 2023.
9 người bị bắn trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc tại hạt Jasper thuộc bang Texas vào sáng sớm 23/4 không bị đe dọa đến tính mạng, nhưng 8 người trong số đó đã được đưa đến bệnh viện.