Ông Nguyễn Thanh Long - cựu bộ trưởng Bộ Y tế, ông Chu Ngọc Anh - cựu bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cùng 36 bị cáo bị đưa ra xét xử, trong đó ông Long bị cáo buộc nhận hối lộ 2,25 triệu USD để giúp đỡ Việt Á kinh doanh kit test.
Sáng nay 3-1, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử 38 bị cáo trong vụ Việt Á. Phiên tòa dự kiến kéo dài trong 20 ngày. Hội đồng xét xử gồm 5 người, do thẩm phán Trần Nam Hà làm chủ tọa.
Đây là đại án đầu tiên được Tòa án nhân dân TP Hà Nội đưa ra xét xử trong năm 2024.
Trong 38 bị cáo hầu tòa, có 3 cựu Ủy viên Trung ương Đảng gồm: cựu bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và cựu bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng.
Ông Long bị xét xử về tội "Nhận hối lộ", ông Chu Ngọc Anh bị xét xử về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí". Cựu bí thư Tỉnh ủy Hải Dương bị cơ quan truy tố cáo buộc có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cùng bị xét xử về tội "Nhận hối lộ" còn có các bị cáo : Nguyễn Huỳnh (cựu thư ký của ông Nguyễn Thanh Long); Phạm Duy Tuyến (cựu giám đốc CDC Hải Dương), Nguyễn Minh Tuấn (cựu vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế), Nguyễn Nam Liên (cựu vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế), Trịnh Thanh Hùng (cựu vụ phó Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ).
Bị cáo Phan Quốc Việt (tổng giám đốc Việt Á) và cấp phó Vũ Đình Hiệp bị xét xử về hai tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ. Đây là vụ án thứ 2 tổng giám đốc Việt Á bị đưa ra xét xử.
Cuối tháng 12-2023, Việt bị Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội tuyên phạt 25 năm tù về hai tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" trong vụ án liên quan 4 cựu sĩ quan Học viện Quân y.
28 người còn lại, trong đó có cựu trợ lý của nguyên phó thủ tướng, nhiều cựu cán bộ Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế và CDC một số địa phương bị đưa ra xét xử với bốn tội danh.
Theo cáo trạng, đầu năm 2020, khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh. Trước bối cảnh này, Học viện Quân y được giao triển khai đề tài nghiên cứu kit test COVID-19, nhằm giúp Việt Nam chủ động vật tư y tế chống dịch.
Tuy nhiên, với động cơ vụ lợi, bị cáo Trịnh Thanh Hùng đã tìm cách đưa Công ty Việt Á vào cùng tham gia đề tài với Học viện Quân y. Quá trình thực hiện, các bị cáo thông đồng với nhau, tham mưu cấp trên tổ chức nghiệm thu ngay sau khi có kết quả giai đoạn 1 (thay vì nghiệm thu toàn phần).
Ngay sau khi được chuyển giao quy trình nghiên cứu kit xét nghiệm, tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt giao cấp dưới tiếp tục phát triển để sản xuất, rồi xin cấp phép lưu hành, kinh doanh thương mại.
Để được tham gia nghiên cứu, cấp số đăng ký lưu hành sản phẩm, hiệp thương giá, tổng giám đốc Việt Á bị cáo buộc đưa hối lộ 106 tỉ đồng, trong đó có 3 triệu USD và 4 tỉ đồng (tổng 82 tỉ đồng) chi cho 6 quan chức.
Cụ thể, cựu bộ trưởng Bộ Y tế bị cáo buộc nhận 2,25 triệu USD (51 tỉ đồng), ông Hùng nhận 350.000 USD (8 tỉ đồng), ông Tuấn nhận 300.000 USD (6,9 tỉ đồng), ông Nguyễn Huỳnh nhận 54 tỉ đồng (trong đó đưa cho ông Long 50 tỉ, hưởng lợi 4 tỉ đồng), ông Nam Liên nhận 100.000 USD (khoảng 2,3 tỉ đồng).
Trong giai đoạn bán kit xét nghiệm, Việt đưa hối lộ cho giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến 27 tỉ đồng.
Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và thư ký Nguyễn Huỳnh bị cáo cuộc đã "can thiệp, chỉ đạo" giúp Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành kit xét nghiệm, hiệp thương giá. Hai bị can này sau đó còn gợi ý, đề nghị Việt đưa tiền.
Kết quả điều tra xác định vào dịp gần Tết Nguyên đán 2021, ông Long chỉ đạo Huỳnh bảo Việt đưa 1 triệu USD để "xử lý công việc". Lần thứ hai, Việt đưa 1 triệu USD cũng do ông Long đề nghị.
Theo cáo trạng, trong năm 2020 và 2021, Công ty Việt Á sản xuất tổng cộng hơn 8,7 triệu kit xét nghiệm và bán cho các đơn vị, cơ sở y tế trên khắp cả nước hơn 8,3 triệu kit. Việt Á đã được thanh toán hơn 4,5 triệu kit xét nghiệm tổng số tiền 2.250 tỉ.
Kết quả điều tra xác định Công ty Việt Á bỏ ra gần 365 tỉ đồng để mua nguyên vật liệu, cộng với các loại chi phí khác, thuế và lợi nhuận 5%, giá thành sản xuất 1 kit xét nghiệm là hơn 143.000 đồng.
Tuy nhiên Công ty Việt Á đã "thổi giá" nâng khống lên gấp nhiều lần và được phía Bộ Y tế chấp thuận khi hiệp thương giá, để bán ra thị trường mức 470.000 đồng/1 kit xét nghiệm. Cơ quan truy tố cáo buộc, từ việc nâng khống giá bát kit xét nghiệm, Công ty Việt Á thu lời bất chính 1.235 tỉ đồng.
Ngoài chi hơn 106 tỉ hối lộ, tổng giám đốc Việt Á còn chi số tiền lớn "cảm ơn" nhiều quan chức khác gồm: ông Nguyễn Văn Trịnh (cựu trợ lý của nguyên phó thủ tướng) nhận 200.000 USD; cựu bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh nhận 200.000 USD; cựu thứ trưởng Phạm Công Tạc nhận 50.000 USD.
Ông Chu Ngọc Anh và Phạm Công Tạc bị cáo buộc biết rõ đề tài nghiên cứu thuộc sở hữu nhà nước, nhưng khi cấp dưới tham mưu, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn ký quyết định giao Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu đề tài.
Ông Chu Ngọc Anh còn chỉ đạo cấp dưới tham mưu, phối hợp với Vụ Thi đua - Khen thưởng hoàn thiện thủ tục, để cựu bộ trưởng này ký quyết định tặng bằng khen và đề nghị Thủ tướng khen thưởng cho Công ty Việt Á cùng Phan Quốc Việt.
Hành vi của hai cựu lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ bị cáo buộc giúp "quảng bá, đánh bóng hình ảnh, thương hiệu cho Công ty Việt Á, tạo điều kiện để Việt Á biến kit xét nghiệm từ sản phẩm nghiên cứu thuộc sở hữu nhà nước thành sản phẩm thương mại thuộc Việt Á, gây thất thoát 18,98 tỉ đồng ngân sách nhà nước", cáo trạng nêu.
Viện kiểm sát ghi nhận, trong quá trình điều tra truy tố, có 32 người đã nộp tiền khắc phục hậu quả, tổng hơn 77 tỉ đồng và 2,65 triệu USD (tương đương tổng 142 tỉ đồng).
Trong đó, cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp lại toàn bộ số tiền bị cáo buộc nhận hối lộ 2,25 triệu USD; Phạm Duy Tuyến nộp hơn 12 tỉ đồng; ông Trịnh Thanh Hùng nộp 8 tỉ đồng và 8 số tiết kiệm 4 tỉ đồng; ông Nguyễn Minh Tuấn nộp 300.000 USD…
Bị cáo Phan Quốc Việt nộp 200 triệu đồng và có đơn xin dùng toàn bộ tài sản đang bị kê biên, tạm giữ để khắc phục hậu quả của vụ án.
Ninh Bình - Bên cạnh việc thực hiện hiệu quả kế hoạch giáo dục năm học 2023-2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Ninh Bình yêu cầu các...
Nhờ cải thiện được bài thi Viết, anh Lê Ngọc Quân, 28 tuổi, nâng điểm IELTS overall lên 9.0 sau 9 lần thi.
TP Hồ Chí Minh - Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh thông báo chuyển sang hình thức học trực tuyến từ ngày 4-13.5.
Thanh Hóa - Tiến hành thanh kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện nhiều trường học vi phạm trong việc tổ chức bữa ăn cho học sinh nội trú.
Hiện nhiều giáo viên đang rất kỳ vọng về nội dung: 'Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành...
Chiếc ôtô con vượt qua đường ray ngay khi tàu sắp chạy qua, rồi định chui qua barie nhưng không vừa.
TP.HCM tổ chức bắn pháo hoa tại hai điểm, gồm điểm tầm cao ở khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn và điểm tầm thấp tại công viên văn hóa Đầm Sen. Tuổi Trẻ Online sẽ trực tiếp lễ bắn pháo hoa chào mừng Quốc khánh 2-9 tại khu vực hầm sông Sài Gòn.
PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đánh giá, trong mùa tuyển sinh năm 2022, nhiều phương thức xét...
Đề thi, gợi ý đáp án môn Toán chuyên trong kỳ thi vào lớp 10 của Hà Nội sẽ được Báo Lao Động cập nhật đến bạn đọc.