Ngày 13/10, Thủ tướng Iceland Bjarni Benediktsson đã tuyên bố giải tán liên minh cầm quyền và kêu gọi tổ chức bầu cử quốc hội sớm.
Iceland: Chính phủ sụp đổ vì liên minh cầm quyền tan rã, Thủ tướng vung tay chặt đứt 'đường lùi' |
Thủ tướng Iceland Bjarni Benediktsson tuyên bố giải tán liên minh cầm quyền. (Nguồn: RUV) |
Hãng tin Reuters cho hay, quyết định này được đưa ra trong bối cảnh những bất đồng ngày càng sâu sắc giữa các đảng trong liên minh, đặc biệt là về chính sách tị nạn và hiệu quả năng lượng.
Tin liên quan |
Bầu cử Iceland: Liên minh cầm quyền nắm chắc phần thắng Bầu cử Iceland: Liên minh cầm quyền nắm chắc phần thắng |
Trong cuộc họp báo, Thủ tướng Bjarni cho biết, cuộc bầu cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 30/11, với điều kiện Tổng thống Halla Tomasdottir chấp thuận việc giải tán quốc hội.
Theo luật của Iceland, cuộc bầu cử phải được tổ chức chậm nhất 45 ngày sau khi quyết định giải tán quốc hội được công bố.
Thủ tướng Bjarni, người đứng đầu đảng Độc lập cánh hữu, đã thông báo quyết định này cho các nhà lãnh đạo đảng khác trong liên minh. Ông dự kiến sẽ gặp Tổng thống Halla Tomasdottir trong ngày 14/10 để thảo luận về việc giải tán quốc hội.
Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính trường Iceland. Ông Bjarni Benediktsson mới được bầu làm Thủ tướng vào tháng 4 năm nay, thay thế bà Katrin Jakobsdottir sau khi bà từ chức để tranh cử Tổng thống.
Iceland là một quốc đảo thuộc khu vực châu Âu theo thể chế cộng hòa đại nghị. Tổng thống thường không có quyền hành pháp rộng lớn bởi vì nhiều quyền trong đó được trao cho người đứng đầu chính phủ.
Các đảng phái ở Iceland sẽ chuẩn bị cho cuộc tranh giành 63 ghế ở Quốc hội (Althing), trong đó, 9 ghế sẽ được phân bổ cho các đảng có số phiếu ủng hộ trên 5% và 54 ghế được phân bổ cho các đảng dựa vào tỷ lệ phiếu bầu mà không có giới hạn ngưỡng.
Theo quy định của Quốc hội Iceland, cuộc bầu cử quốc hội diễn ra 4 năm một lần.
Hơn 140 người thiệt mạng ở miền bắc Nigeria khi một chiếc xe bồn chở nhiên liệu bị lật và phát nổ gần nơi có đông người tụ tập để lấy nhiên liệu.
Vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên diễn ra chỉ vài giờ sau khi một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ tới cảng Busan, Hàn Quốc.
Truyền thông nhà nước đưa tin, ngày 28/1, Iran đã lần đầu tiên phóng đồng thời 3 vệ tinh bằng tên lửa Simorgh (Phoenix) do Bộ Quốc phòng nước này phát triển.
Ngày 1/5, Nga tuyên bố đã tấn công trụ sở chỉ huy của Lực lượng vũ trang miền Nam Ukraine, đóng tại cảng Odesa, nơi Kiev cho biết đã xảy ra một cuộc tấn công bằng tên lửa làm 3 người thiệt mạng.
Ngày 6/2, công tố viên Thụy Điển phụ trách điều tra về vụ nổ ở các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) tại Biển Baltic năm 2022 cho biết, ông dự kiến sẽ đưa ra thông báo về vụ việc vào ngày 7/2.
Việt Nam bàn giao 4 bộ hài cốt lính Mỹ mất tích trong chiến tranh, được phát hiện vào đợt tìm kiếm chung thứ 155 tại tỉnh Khánh Hòa.
Nhiều nước bày tỏ quan điểm về vụ tấn công làng Groza, VSU thiệt hại nặng nề sau 4 tháng phản công... là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.
Ông Putin ký lệnh nâng trần quân số chiến đấu của Nga lên 1,5 triệu người, đánh dấu lần thứ ba động thái này diễn ra kể từ năm 2022.
Ukraine kỳ vọng lớn với hội nghị hòa bình, Pháp có 'quà' cho Kiev, tình hình ở Dải Gaza và Bán đảo Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden đề cử Đại sứ mới ở Việt Nam... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.