Nhiều nước bày tỏ quan điểm về vụ tấn công làng Groza, VSU thiệt hại nặng nề sau 4 tháng phản công... là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.
(10.06) Hiện trường tại vụ tấn công ở làng Hroza, Ukraine ngày 5/10. (Nguồn: Bộ Tình trạng Khẩn cấp Ukraine) |
Hiện trường tại vụ tấn công ở làng Hroza, Ukraine ngày 5/10. (Nguồn: Bộ Tình trạng khẩn cấp Ukraine) |
* Nga: Ukraine mất 90.000 người trong chiến dịch phản công: Ngày 5/10, tại phiên họp toàn thể Diễn đàn Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai lần thứ 20 diễn ra ở Sochi (Nga), Tổng thống nước này Vladimir Putin cho biết kể từ khi bắt đầu chiến dịch phản công đầu tháng 6, các lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) đã mất tới 90.000 người. Theo ông, những tổn thất này là “không thể khôi phục”.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nga cho biết VSU đã mất 557 xe tăng và gần 1.900 xe bọc thép các loại. Ông nhấn mạnh, Nga đang tiến gần đến việc đạt được các mục tiêu của Chiến dịch quân sự đặc biệt và mọi mục tiêu đề ra sẽ “sẽ được thực hiện”.
Bên cạnh đó, Tổng thống Vladimir Putin lưu ý rằng xứ sở bạch dương không bắt đầu xung đột ở Ukraine mà đang cố gắng kết thúc tình hình hiện này.
Tin liên quan |
EU khẳng định không thể ‘lấp đầy khoảng trống’ Mỹ để lại trong vấn đề này EU khẳng định không thể ‘lấp đầy khoảng trống’ Mỹ để lại trong vấn đề này |
* “Nóng” vụ tấn công làng Hroza: Ngày 5/10, Thống đốc vùng Kharkov Oleh Synehubov cho biết quân đội Nga đã tấn công ngôi Groza, miền Đông Ukraine.
Theo đó, binh sĩ Nga đã tấn công một quán cà phê và một cửa hàng khoảng 13h15 (theo giờ địa phương) tại làng Groza, quận Kupyansk, Kharkov. Vào thời điểm xảy ra vụ tấn công, nhiều dân thường có mặt ở cả hai địa điểm nói trên. Hiện chưa rõ liệu các lực lượng Nga đã pháo kích hay phóng tên lửa vào ngôi làng Hroza.
Hiện hoạt động cứu hộ tìm kiếm người sống sót đã hoàn tất. Cơ quan khẩn cấp nhà nước Ukraine nêu rõ: “Tính đến 19h20 ngày 5/10 (23h20 cùng ngày giờ Việt Nam), công tác cứu hộ tại làng Groza, quận Kupyansk đã hoàn tất. Tổng cộng có 51 người chết, trong đó có một trẻ em sinh năm 2017 và 6 người bị thương”.
Ngay sau đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã “cực lực lên án” cuộc tấn công của Nga. Người phát ngôn của Tổng thư ký LHQ Stephane Dujarric nói: “Các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự bị cấm theo luật nhân đạo quốc tế và chúng phải dừng lại ngay lập tức”.
Trên mạng xã hội X, Cao ủy LHQ về Nhân quyền Volker Turk bày tỏ “sốc và đau buồn” về vụ tấn công: “Những người giám sát nhân quyền của chúng tôi sẽ đến hiện trường để thu thập thông tin”.
Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell đưa chỉ trích rằng vụ tấn công cho thấy hành động của Nga đã “lên một cấp độ khác”.
Cùng ngày, xứ cờ hoa đã chỉ trích vụ tấn công “kinh hoàng” trên, cho rằng nó nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Người phát ngôn Tổng thống Mỹ Karine Jean-Pierre nêu rõ: “Thật là kinh hoàng đối với người dân Ukraine. Đây là lý do tại sao chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để giúp đỡ Kiev”.
Trung Quốc kiên quyết phản đối việc Mỹ bán vũ khí cho khu vực Đài Loan (Trung Quốc), đồng thời có giao thiệp nghiêm khắc với phía Washington về vấn đề này.
Ngày 10/5, các lực lượng an ninh Ấn Độ đã tiêu diệt ít nhất 12 phần tử phiến quân Maoist trong một cuộc đấu súng ở bang Chhattisgarh, miền Trung nước này.
Quân đội Israel thừa nhận 'cần mất vài ngày' để dân thường Palestine sơ tán khỏi phía bắc Dải Gaza, sau khi LHQ nói rằng Tel Aviv đưa ra thời hạn 24 giờ.
Ảnh vệ tinh cho thấy căn cứ không quân Nevatim, nơi đóng quân của 3 phi đoàn F-35I Israel, có thể đã hứng gần 40 tên lửa Iran.
Hạ viện Mỹ bỏ phiếu kết luận Bộ trưởng Tư pháp Garland coi thường quốc hội khi từ chối giao bản ghi âm cuộc thẩm vấn Tổng thống Biden.
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.
Theo các quan chức Philippines hồi đầu năm nay, ý tưởng về các cuộc đàm phán an ninh có sự tham gia của các cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Nhật Bản và Philippines đã được đưa ra thảo luận.
Barry Romo, cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam và dẫn đầu phong trào phản chiến năm 1971, đã qua đời tại Chicago ở tuổi 76.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 30/6 cho biết Ngoại trưởng nước này, ông Vương Nghị, kêu gọi Seoul thúc đẩy cuộc điều tra nguyên nhân gây ra vụ hỏa hoạn thiêu rụi một nhà máy sản xuất pin lithium ở thành phố Hwaseong, cách Seoul 45 km về phía Nam, khiến 23 công nhân, trong đó có 17 công dân Trung Quốc, thiệt mạng.