Truyền thông nhà nước đưa tin, ngày 28/1, Iran đã lần đầu tiên phóng đồng thời 3 vệ tinh bằng tên lửa Simorgh (Phoenix) do Bộ Quốc phòng nước này phát triển.
Sau vụ phóng vệ tinh gây tranh cãi, Iran lần đầu tiên làm điều này |
Vụ phóng vệ tinh của Iran hôm 20/1. (Nguồn: IRNA) |
Theo tin trên, một vệ tinh nặng 32 kg và hai vệ tinh nano nặng dưới 10 kg, mỗi vệ tinh được đưa lên quỹ đạo ở độ cao tối thiểu 450 km, cùng với hai thiết bị nhỏ hơn nhằm mục đích thử nghiệm công nghệ truyền thông băng tần hẹp và định vị địa lý.
Vệ tinh lớn hơn, được đặt tên "Mahda" và do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Iran chế tạo, nhằm kiểm tra độ chính xác của tên lửa Simorgh trong việc vận chuyển nhiều hàng hóa lên vũ trụ.
Trước đó, Iran đã phóng vệ tinh Sorayya lên quỹ đạo trong tháng này bằng một tên lửa do Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran chế tạo, làm dấy lên lo ngại của các cường quốc châu Âu rằng công nghệ của phương tiện phóng vào không gian có thể được sử dụng để phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo tầm xa.
Trong một tuyên bố chung đưa ra ngày 26/1, Pháp, Đức và Anh đã lên án vụ phóng vệ tinh, cho rằng tên lửa Qaem 100 là vỏ bọc để Iran phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo tầm xa.
Phản ứng trước cáo buộc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani cho biết, những tuyên bố mang tính can thiệp như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến quyết tâm đạt tiến bộ trong khoa học và công nghệ của Iran và việc sử dụng các công nghệ vi hòa bình là quyền của quốc gia này.
(theo Reuters)
Cựu tổng thống Trump có thể hối thúc Ukraine từ bỏ chủ quyền với Crimea và Donbass để chấm dứt xung đột, theo các nguồn giấu tên của Washington Post.
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Thủ tướng Nga thăm Trung Quốc, Thủ tướng Ấn Độ hội đàm với người đồng cấp Australia, Mỹ tuyên bố không bao giờ vỡ nợ... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Đường phố Belgorod vắng vẻ, các cửa hàng đóng cửa, người dân sợ ra khỏi nhà, khi thành phố biên giới này sống thấp thỏm trước các đòn tập kích của Ukraine.
Tình hình kinh tế và chính trị bất ổn được cho là nguồn cơn dẫn đến kế hoạch đảo chính bất thành của tướng Zuniga, cựu tư lệnh lục quân Bolivia.
Tổng thống Vladimir Putin sẽ đến Hà Nội hôm nay, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nga đã điều các tàu chiến tham gia cuộc tuần tra chung với Iran ở biển Caspi, trong khi điều các máy bay tiêm kích Su-35 tuần tra trên vùng biển trung lập ở Biển Đen.
Các nhà phân tích cho biết, giành được sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo như Thủ tướng Ấn Độ có thể là động lực chính thúc đẩy Tổng thống Ukraine tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ cho biết Nhà Trắng sẽ giải ngân 6 tỷ USD viện trợ còn lại cho Ukraine trước lễ nhậm chức của ông Trump.
Trong chưa đầy một tuần, Đức đã thông báo tiến hành các cuộc bắt giữ nhiều cá nhân mà Berlin cáo buộc làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc.