TPO - Hơn 6.000 ha đất trồng lúa vụ hè - thu của Quảng Bình bị bỏ hoang vì nông dân sợ chuột phá hoại, cộng thêm giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao.
Huyện Lệ Thủy được xem là “vựa lúa” lớn nhất tỉnh Quảng Bình và sản xuất lúa vụ hè - thu luôn đạt năng suất cao. Tuy nhiên, vụ lúa hè - thu năm nay, ở huyện này có đến trên 700 ha đất bỏ hoang không sản xuất.
Xã Hoa Thủy bỏ hoang hơn 200ha đất trồng lúa vụ hè - thu. |
Xã Hoa Thủy một trong những địa phương có diện tích bỏ hoang, không sản xuất lúa hè - thu lớn của huyện Lệ Thủy. Vụ hè - thu này, Hoa Thủy có 739 ha lúa tái sinh, 16,5 ha gieo trồng mới và có đến trên 200 ha bỏ hoang.
Lý giải nguyên nhân, ông Võ Xuân Hòa, Chủ tịch UBND xã Hoa Thủy cho biết: Khó khăn lớn nhất của việc gieo trồng vụ hè - thu là bị chuột phá hoại.
Thường lúa tái sinh sẽ thu hoạch sớm hơn lúa gieo sạ một khoảng thời gian dài. Thế nên khi lúa tái sinh thu hoạch xong thì chuột sẽ tấn công lên vùng lúa gieo sạ để tìm kiếm thức ăn.
“Thực tế nhiều năm nay, chỉ trong vài đêm là chuột phá nát cả đồng lúa, dẫn đến năng suất, sản lượng thấp, sản xuất không có lãi, chưa kể khi gặp thời tiết bất lợi sẽ thua lỗ” - ông Hoà nói.
Đồng lúa bị bỏ hoang của xã Đại Trạch. |
Huyện Bố Trạch cũng là địa phương có diện tích trồng lúa hè - thu bị bỏ hoang nhiều, riêng xã Đại Trạch có hơn 160ha bị bỏ hoang, mặc dù nguồn nước tưới tiêu luôn được bảo đảm.
Ông Nguyễn Văn Miền, thôn Hạ, xã Đại Trạch chia sẻ: “Tấc đất, tấc vàng” nhưng giờ lại bỏ hoang, tôi cũng rất tiếc nhưng cả cánh đồng không ai làm, mình muốn gieo cấy cũng không được. Trồng lúa không thể tự sản xuất đơn lẻ, diện tích ít không đủ làm thức ăn cho chuột”.
Ông Phan Văn Ngọ, Chủ tịch UBND xã Đại Trạch cho biết, nông dân xã này từ lâu chỉ sản xuất một vụ đông - xuân, còn vụ hè - thu gần như ruộng đồng bỏ hoang vì sợ chuột phá hoại.
Địa bàn của xã có đường sắt Bắc - Nam đi qua, các hốc đá của đường tàu là môi trường lí tưởng cho chuột sinh sôi. Thế nên chuột ở Đại Trạch nhiều vô kể. Đã có nhiều chiến dịch diệt chuột, bắt giết hàng vạn con, nhưng cũng không thể làm sạch đồng ruộng được, nên người dân không mặn mà với vụ hè - thu.
Đồng lúa nhiều nơi trở thành bãi chăn thả trâu bò. |
Trao đổi với một số nông dân địa phương, họ cho biết, ngoài nỗi sợ chuột phá hoại, thì giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao cũng là một lực cản để nông dân chuyên tâm sản xuất.
Trước đây, người trồng lúa thường lấy công làm lãi nhưng nay đều phải thuê máy móc, chi phí vụ đông - xuân 180.000 đồng/sào, nhưng vụ hè - thu tăng lên 300.000 đồng/sào vì làm gấp để kịp thời vụ.
Bên cạnh đó, giá phân bón cũng tăng lên đáng kể. Năm 2021, giá phân bón từ 800.000 - 900.000 đồng/tạ. Nhưng đến năm 2022, giá phân bón tăng vọt lên 1,8 triệu đồng/tạ, thậm chí có thời điểm lên hơn 2 triệu đồng/tạ.
Năm nay, giá phân bón có giảm xuống còn 1,5 triệu đồng/tạ nhưng mức giá đó vẫn còn quá cao, trong khi năng suất lúa hè - thu chỉ đạt 70% so với vụ đông - xuân, làm không có lãi, thậm chí là thua lỗ nếu mất mùa.
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Bình, vụ đông - xuân năm nay toàn tỉnh Quảng Bình gieo trồng 29.386 ha lúa. Nhưng vụ hè - thu chỉ gieo trồng được 22.500 ha lúa. Như vậy, toàn tỉnh Quảng Bình có 6.886 ha đất trồng lúa bị bỏ hoang trong vụ hè - thu.
UBND tỉnh Kiên Giang vừa ban hành công văn về giải pháp trọng tâm tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững thời gian tới trên địa bàn. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tập trung hướng dẫn các địa phương về các quy định thuộc lĩnh vực mình để giải quyết vướng mắc, không trả lời né tránh…
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Cục ATMT) cho biết, ngày 21/6, mực nước tại các hồ thủy điện vẫn thấp. Dự báo thời gian tới, lưu lượng nước về các hồ trong thời gian tới chưa cao, các nhà máy thủy điện khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chủ yếu điều tiết nước để đảm bảo dòng chảy tối thiểu, phát điện cầm chừng nhằm đảm bảo an toàn tổ máy khi vận hành, nâng cao mực nước phát điện. Cụ thể, hôm nay, mực nước về hồ Lai Châu là 945 m3/s; hồ...
Theo Cục Hải quan TPHCM, đến tháng 2/2024 lượng hàng hóa tồn tại cảng biển vẫn còn gần 5.000 container và cả trăm tấn hàng tại các kho hàng sân bay. Điều này gây ách tắc tại cảng, làm gia tăng chi phí cho các cảng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
Tin tức Nóng Sài Gòn ngày 10.5: Điện lực cảnh báo tiền điện tháng 5, tháng 6 sẽ tăng cao; Lí do bố bé gái bị hành hạ tử vong...
Mô hình sinh thái 3 tầng khóm - cau - dừa giúp nông dân Kiên Giang thu lợi nhuận gấp ba lần trồng lúa.
Ngày 11.1, UBND TP Đà Lạt , tỉnh Lâm Đồng đã ra 2 quyết định xử phạt khối công trình sai phép và không phép của Công ty Hoàng Gia...
Với diện tích 116 km2, dân số 310.000, quận Gia Lâm sau khi thành lập gồm 16 phường, hình thành từ hai thị trấn và 20 xã hiện nay.
Đại diện Ủy ban Trung ương mặt trận Lào xây dựng đất nước, thành phố Leipzig (Đức), tỉnh Santiago de Cuba (Cuba) chia sẻ những bài học thực tiễn thú vị về phát triển kinh tế và chuyển đổi công nghiệp.
Phát biểu tranh luận tại hội trường về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị cân nhắc việc bổ sung một số hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế. Đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh, Luật Thuế giá trị gia tăng được xây dựng vào năm 2008, tuy đã qua các lần sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn tồn tại những bất cập, hạn chế. Do đó, đại biểu nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật này để giải quyết các bất cập trong...