Hôm nay trao giải Nobel Hóa học 2024

00:45 09/10/2024

Giải Nobel Hóa học 2024 sẽ được Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm công bố lúc 16h45 ngày 9/10 (giờ Hà Nội), trong đó có 6 ứng viên tiềm năng.

Gần hai tuần trước khi giải Nobel Hóa học 2024 được công bố, công ty phân tích Clarivate công bố danh sách Citation Laureates hàng năm, bao gồm các nhà nghiên cứu có ấn phẩm nằm trong top 0,01% được trích dẫn nhiều nhất (từ 2.000 lần trở lên). Danh sách bao gồm 22 nhà khoa học và kinh tế học xuất chúng ở 6 quốc gia với công trình xứng đáng đoạt giải Nobel, theo phân tích của Viện Thông tin Khoa học (ISI). Trong số đó, 6 cá nhân được lựa chọn là ứng cử viên cho giải Nobel Hóa học, theo Chemistry World.

Nhà vật lý Roberto Car đến từ Đại học Princeton, Mỹ và Michele Parrinello ở Viện Công nghệ Italy, được ghi nhận bởi nghiên cứu về động lực phân tử Car-Parrinello, kỹ thuật vi tính mang tính cách mạng cho phép mô phỏng hiệu quả hơn động lực phân tử. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn phản ứng hóa học và hành vi của vật liệu ở cấp độ nguyên tử.

Trước khi cặp đôi công bố nghiên cứu trên tạp chí Physical Review Letters năm 1985, tính toán cấu trúc điện tử và động lực phân tử của nguyên tử là những khái niệm riêng biệt, dẫn tới hạn chế ứng dụng đối với mô phỏng thực tế vật chất ngưng tụ ở nhiệt độ hữu hạn trong trường hợp đặc biệt. Kỹ thuật Car-Parrinello kết hợp nguyên lý từ cơ học lượng tử lý giải cách electron di chuyển với động lực phân tử cổ điển mô phỏng chuyển động nguyên tử, qua đó giúp nghiên cứu hệ thống vật liệu ở phạm vi rộng hơn. Khác với phát hiện phân tử hoặc hiện tượng mới, thành công của kỹ thuật vi tính thường khó đo đếm vào ban đầu. Tuy nhiên, sau gần 40 năm, phương pháp Car-Parrinello đã trở thành đột phá trong khoa học vật liệu vi tính với ứng dụng trải rộng từ vật lý chất rắn tới hóa học và sinh học.

Tiếp theo trong danh sách là John Jumper, nhà khoa học nghiên cứu cao cấp ở Google DeepMind; Demis Hassabis, giám đốc điều hành Google DeepMind, và nhà sinh hóa học David Baker đến từ Đại học Washington. Họ được ghi nhận cho những đóng góp trong dự đoán cấu trúc protein dẫn tới sự ra đời của các công cụ AI như RoseTTAFold và AlphaFold, có thể tạo ra mô hình 3D cực chính xác của protein. Ra mắt vào tháng 5/2024, phiên bản thế hệ thứ ba của AlphaFold là một bước tiến lớn, cung cấp hiểu biết về mặt cấu trúc với tương tác phân tử sinh học và dự đoán tới 80% tổ hợp protein - ligand bên trong một lỗi thí nghiệm (khác biệt giữa giá trị đo được và giá trị thực). Jumper và Hassabis từng đoạt giải Breakthrough về Khoa học đời sống năm 2023 dành cho nghiên cứu dự đoán cấu trúc protein.

Học giả cuối cùng là Kazunari Domen ở Đại học Tokyo, Nhật Bản, được lựa chọn nhờ công trình nòng cốt về chất xúc tác kích hoạt bằng ánh sáng, khai thác ánh sáng Mặt Trời để thúc đẩy phản ứng tách nước, bước chủ chốt trong sản xuất nhiên liệu hydro sạch. Trong khi nhiều chất xúc tác quang học có thể hấp thụ ánh sáng và kích hoạt phản ứng tách nước, chúng thường thoái hóa nhanh chóng, tạo ra phụ phẩm không mong muốn hoặc không khai thác đủ ánh sáng Mặt Trời. Trong bài báo công bố trên tạp chí Nature năm 2020, phòng thí nghiệm của Domen chuẩn bị chất xúc tác quang học cho phép biến đổi ánh sáng thành hydro gần như hoàn hảo, qua đó mở đường cho sản xuất hydro bền vững và khả thi về mặt kinh tế.

Từ năm 2002, các chuyên gia của ISI đã xác định đúng 75 học giả trích dẫn trước khi họ đoạt giải Nobel. Những ví dụ đáng chú ý bao gồm học giả Jennifer Doudna và Emmanuelle Charpentier (năm 2020) và John Goodenough (năm 2019), cả ba đều nằm trong danh sách học giả trích dẫn năm 2015.

Trong cộng đồng khoa học, một bình chọn trên trang Chemistry Views nhận được hơn 600 phản hồi. Bình chọn dự đoán người đoạt giải năm nay sẽ là một nhà sinh hóa học người Mỹ. Đứng đầu với 159 phiếu bầu là Chi-Huey Wong, nhà sinh hóa học ở Viện nghiên cứu Scripps, San Diego, nổi tiếng với nghiên cứu tiên phong về glycobiology. Đóng góp của Wong đối với tổng hợp và nghiên cứu carbohydrate giúp ông nhận được giải Arthur C Cope của Hiệp hội Hóa học Mỹ, giải Wolf về Hóa học và giải Robert Robinson của Hiệp hội Hóa học Hoàng gia.

Những nhà nghiên cứu khác được đánh giá cao bao gồm Shankar Balasubramanian đến từ Đại học Cambridge với nghiên cứu về giải trình tự thế hệ tiếp theo và hóa học axit nucleic và Omar Yaghi đến từ Đại học California, Berkeley, cho nghiên cứu về vật liệu khung kim loại hữu cơ (MOF). Balasubramanian từng đoạt giải Breakthrough và Khoa học đời sống năm 2022 và Yaghi nhận giải Tang về Phát triển bền vững vào tháng 6/2024.

Năm ngoái, giải Nobel Hóa học được trao cho ba nhà khoa học Moungi G. Bawendi, Louis E. Brus và Alexei I. Ekimov với nghiên cứu nghiên cứu chấm lượng tử, những bộ phận nhỏ nhất của công nghệ nano, ứng dụng truyền ánh sáng từ TV và đèn LED, chiếu sáng mô ung thư cho bác sĩ phẫu thuật.

Nobel là giải thưởng quốc tế do Quỹ Nobel tại Stockholm lập ra từ năm 1901 dựa trên tài sản của Alfred Nobel, nhà phát minh kiêm doanh nhân Thụy Điển.

Giải thưởng được trao thường niên cho những cá nhân và tổ chức có cống hiến nổi bật trong các lĩnh vực Y sinh, Hóa học, Vật lý, Văn học, Hòa bình. Năm 1968, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển lập ra Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho Khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel, còn gọi là giải Nobel Kinh tế.

Mỗi giải thưởng gồm huy chương, bằng chứng nhận cá nhân và một khoản tiền thưởng. Từ năm 1901 - 2023, giải thưởng đã được trao 622 lần cho 1002 cá nhân và tổ chức trên thế giới.

An Khang (Tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm
Bí quyết tránh sai lầm khi chuyển làn trên cao tốc

Bí quyết tránh sai lầm khi chuyển làn trên cao tốc

06:20 29/06/2024

Khi chuyển làn, tài xế phải bật xi nhan, quan sát các xe di chuyển trước và sau, giữ tốc độ hợp lý, không đi vào điểm mù của xe trước và tạo điều kiện rộng nhất để quan sát xe đi sau. Khi cảm thấy an toàn, cần chuyển làn dứt khoát nhưng không đột ngột, tránh đánh lái gấp, cũng như không quá rề rà tốn thời gian. Trên đoạn đường cao tốc có nhiều làn xe, làn ngoài cùng bên trái là dành cho phương tiện di chuyển với tốc độ cao, nếu bạn không cần di...

Sự thật về xác người đàn ông thời Trung cổ bị ném xuống giếng

Sự thật về xác người đàn ông thời Trung cổ bị ném xuống giếng

07:45 29/10/2024

Một cuộc xét nghiệm khoa học mới về hài cốt người đàn ông 800 năm tuổi ở Na Uy đã chứng thực một câu chuyện hoàng gia kể rằng có một xác chết bị ném xuống giếng để đầu độc nguồn nước.

Nghiên cứu tác động của phóng xạ tới loài chim vùng Chernobyl

Nghiên cứu tác động của phóng xạ tới loài chim vùng Chernobyl

01:30 06/07/2024

Các nhà nghiên cứu phát hiện đối với những loài chim hót ở Chernobyl, nồng độ phóng xạ dường như không tác động tới vi khuẩn trong ruột.

Khoa học giải mã các hiện tượng dị thường - Kỳ 9: Khi khoa học phản biện siêu nhiên

Khoa học giải mã các hiện tượng dị thường - Kỳ 9: Khi khoa học phản biện siêu nhiên

23:50 26/07/2024

Khoảng 85% dân số thế giới theo tôn giáo này hay tôn giáo khác, như vậy có nhiều tỉ người tin vào sự tồn tại của siêu nhiên.

Nơm nớp lo khi cầm giấy phép lái xe bị mờ ảnh tham gia giao thông

Nơm nớp lo khi cầm giấy phép lái xe bị mờ ảnh tham gia giao thông

06:50 27/09/2023

Nhiều người dân nơm nớp lo sợ khi tham gia giao thông mà cầm giấy phép lái xe mờ ảnh.

Bỉ thay thế phân bón hóa học bằng nước tiểu của du khách

Bỉ thay thế phân bón hóa học bằng nước tiểu của du khách

07:30 03/08/2023

Công ty Toopi Organics đã lắp đặt bộ thu gom nước tiểu của du khách tại ba khối nhà vệ sinh với mục đích tái chế chất lỏng hữu cơ quý giá này và biến nó thành “chất kích thích sinh học.'

Ở Nhật Bản, uống 1 ly bia có nồng độ cồn khi lái xe có thể đi tù 3 năm

Ở Nhật Bản, uống 1 ly bia có nồng độ cồn khi lái xe có thể đi tù 3 năm

18:20 13/05/2024

Thư viện Quốc hội đăng tải tài liệu tham khảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có tham khảo quy định xử phạt nồng độ...

Ếch ở Chernobyl thích nghi để chịu phóng xạ cao

Ếch ở Chernobyl thích nghi để chịu phóng xạ cao

04:00 08/11/2024

Dù ếch cây sống thời gian dài trong môi trường phóng xạ sau tai nạn Chernobyl, tuổi thọ của chúng dường như không bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân gây ra động đất ở Hà Nội sáng 25-3

Nguyên nhân gây ra động đất ở Hà Nội sáng 25-3

05:50 26/03/2024

Trận động đất ở Mỹ Đức gây rung lắc ở trung tâm Hà Nội sáng nay là do nằm trong vùng đứt gãy sông Hồng - sông Lô - sông Chảy.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới