TPO - Một cuộc xét nghiệm khoa học mới về hài cốt người đàn ông 800 năm tuổi ở Na Uy đã chứng thực một câu chuyện hoàng gia kể rằng có một xác chết bị ném xuống giếng để đầu độc nguồn nước.
Một phân tích mới về hài cốt con người từ một giếng thời trung cổ ở miền trung Na Uy dường như xác nhận các sự kiện trong sử thi Bắc Âu gần 1.000 năm trước. (Ảnh: Åge Hojem/Bảo tàng Đại học NTNU) |
Hài cốt của người đàn ông được tìm thấy trong một cái giếng ở một lâu đài Na Uy từ năm 1938. Giờ đây, một nghiên cứu mới, vừa được công bố trên tạp chí iScience, kết hợp phương pháp xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ và phân tích ADN để xác định cho thấy, người đàn ông này có thể đã chết vào năm 1197 trong một cuộc đột kích vào lâu đài của vua Na Uy Sverre Sigurdsson gần Trondheim, miền trung Na Uy.
Các sự kiện được ghi lại trong " Sverris Saga ", một trong những "King's Sagas", hay thơ văn xuôi, được viết ở Na Uy và Iceland trong khoảng từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 14 để tôn vinh các vị vua Bắc Âu.
Các nhà khảo cổ học cho rằng, sử thi "Sverris Saga" được viết vào khoảng thời gian diễn ra các sự kiện và có lẽ dưới sự giám sát của chính Sverre, người trị vì từ khoảng năm 1177 cho đến khi qua đời vào năm 1202.
Theo nghiên cứu, bài thơ dài 182 câu kể về sự trỗi dậy của Sverre lên nắm quyền lực hoàng gia ở Na Uy vào nửa sau thế kỷ 12. Bài thơ kể chi tiết nhiều trận chiến mà binh lính của ông đã chiến đấu, được gọi là "Birkebeiner" hoặc "chân bạch dương" theo tên những tấm vải bọc bằng vỏ cây bạch dương mà họ mặc để bảo vệ phần chân dưới, trong khi kẻ thù chính của Sverre là một phe phái đối địch được gọi là "Baglers", các tác giả nghiên cứu đã viết.
Trong một cuộc tấn công của Bagler vào năm 1197, người ta cho rằng người đàn ông chết đã bị ném xuống giếng bên ngoài lâu đài gần Trondheim để đầu độc nguồn nước của Sverre và những người bảo vệ Birkebeiner của ông.
Bản dịch sử thi viết rằng: "Họ ném xuống giếng người đàn ông đã chết, sau đó lấp đầy giếng bằng đá".
Phân tích ADN cho thấy tổ tiên của người đàn ông đã chết đến từ miền nam Na Uy. Điều này thách thức giả định của một số nhà nghiên cứu rằng, người đàn ông này là một trong những người bảo vệ lâu đài từ miền trung Na Uy. Thay vào đó, người đàn ông này có nguồn gốc ở phía nam, hoặc những kẻ tấn công đã ném một trong những người chết của họ xuống giếng, các tác giả viết.
Nhà khảo cổ học và sử gia Roderick Dale của Đại học Stavanger, chuyên gia về văn học Old Norse, đồng ý rằng phân tích này dường như xác nhận các sự kiện được mô tả trong sử thi.
Một thợ săn được thưởng 608 USD nhờ giết được con mèo lớn nhất, nặng 6,7 kg và các nhà tổ chức cuộc thi tiêu diệt mèo hoang thông báo sẽ mở rộng quy mô sự kiến trong năm tới.
Nếu như trước đây, người dân phải xếp hàng dài chờ đăng kiểm thì hiện nay nhiều trung tâm đăng kiểm phải “ngồi chơi xơi nước” chờ khách đến.
Cây gạo 'đại thụ' ước chừng hơn 500 tuổi được người dân xem là báu vật thiêng liêng, vô giá, gắn bó biết bao thăng trầm của lịch sử vừa được công nhận là cây di sản đầu tiên của tỉnh Quảng Bình.
Khi đó, người dân thôn Đại Đồng, xã Đoạn Gia, huyện Phù Phong thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc được huy động đến núi Bảo Kê để đào mương. Nếu không đào sớm thì hoa màu sẽ bị quét sạch, thậm chí hàng chục mẫu đất có thể bị lũ nuốt chửng, người địa phương mất cái ăn, mất chỗ ở. Một ông lão họ Lưu rất tích cực làm việc, hăng say tới nỗi tới giờ nghỉ trưa ông vẫn làm. Mặc mọi lời khuyên, ông Lưu nói làm xong sớm thì được nghỉ sớm. Trong lúc đào, ông...
Nhiều loài thú quý hiếm như mang Trường Sơn, lửng lợn, gà lôi trắng… bất ngờ xuất hiện trở lại ở rừng Bạch Mã, Thừa Thiên Huế.
Bộ Nội vụ Malaysia cho biết cảnh sát giao thông đã thu về hơn 1,3 triệu ringgit (tương đương 6,5 tỉ đồng) tiền phạt giao thông nhờ chương trình ưu đãi giảm giá trong Tuần lễ Đoàn kết 2024.
Tỉnh Thừa Thiên Huế đang xem xét thông qua đề tài nghiên cứu khoa học lập một bản đồ các vị trí địa lý dễ xảy ra sạt lở trên toàn tỉnh.
Sau song sắt nhà tù, Sam Bankman-Fried tiếp tục các cuộc giao dịch, nhưng thay vì tiền số, ông dùng cá thu để được cắt đi mái tóc xù.
Từ xa xưa đã có nhiều cuộc chiến tranh để mở mang lãnh thổ hay bảo vệ đất nước, nhiều loại vũ khí đã được chế tạo ra. Một trong số những thứ không thể thiếu được trang bị cho các binh linh khi ra trận chính là chiếc mũ giáp. Chiếc mũ giáp này hoàn toàn khác với mũ thời hiện đại. Trên đỉnh mũ giáp sẽ có một phần mũi nhọn nhô lên. Vậy tác dụng của mũi nhọn này là gì? Nó chỉ là vật trang trí hay có công dụng đặc biệt gì? Là vũ khí dự phòng Thời...