Ngày 21/4, Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố hoan nghênh sự ủng hộ của Nhóm G7 đối với Manila trong các vấn đề ở Biển Đông với Trung Quốc.
Philippines-Trung Quốc suýt 'va chạm' trên Biển Đông, lời qua tiếng lại đổ lỗi nhau. (Nguồn: AFP) |
Gần đây, căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông đã gia tăng, đặc biệt là ở khu vực Bãi Cỏ Mây. (Nguồn: AFP) |
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) cho biết: "Chúng tôi đánh giá cao sự ủng hộ của G7 trong việc bác bỏ các yêu sách vô căn cứ và bành trướng của Trung Quốc cũng như lời kêu gọi của G7 yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt là sử dụng lực lượng cảnh sát biển và dân quân biển ở Biển Đông để tiến hành các hoạt động nguy hiểm và sử dụng vòi rồng chống lại tàu Philippines".
DFA nhấn mạnh rằng việc G7 khẳng định Phán quyết Trọng tài năm 2016 là một “cột mốc quan trọng” và là cơ sở hữu ích cho việc quản lý và giải quyết hòa bình các khác biệt trên biển. DFA cho biết: “Tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là các quyền hàng hải được công nhận của các quốc gia ven biển ở Biển Đông và quyền tự do hàng hải mà cộng đồng quốc tế được hưởng, là điều cần thiết để đảm bảo thịnh vượng, hòa bình và ổn định toàn cầu”.
Bên cạnh đó, DFA cũng kêu gọi nỗ lực chung để có một Biển Đông hòa bình. “Chúng tôi muốn thấy một Biển Đông hòa bình, ổn định và thịnh vượng, đồng thời chấm dứt sự can thiệp, cản trở và quấy rối đối với các hoạt động pháp lý của Philippines trong phạm vi quyền lợi hàng hải được công nhận của chúng tôi”, DFA nói thêm.
DFA kết luận: “Philippines chia sẻ tầm nhìn của G7 về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ổn định và an toàn, đồng thời kiên quyết chống lại bất kỳ hành động nào làm suy yếu an ninh và ổn định quốc tế”.
Hội nghị 3 ngày của nhóm G7 diễn ra từ hôm 17/4 trên đảo Capri ở miền nam Italy, nước đang đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên. Kết thúc Hội nghị, Nhóm đã ra tuyên bố, trong đó có việc lên án Trung Quốc tiếp tục "có hành động quân sự hóa, cưỡng ép và hăm dọa" ở Biển Đông.
Quân đội Israel tuyên bố đã hạ Hashem Safieddine, người kế nhiệm tiềm năng của thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, trong cuộc không kích ba tuần trước.
Ngày 28/8, Chính phủ Canada tuyên bố hoàn toàn tôn trọng chủ quyền của Mexico và không có ý định can thiệp vào công việc nội bộ của nước này.
Ngày 6/3, Bộ trưởng Nội vụ Anh Suella Braverman cho biết sẽ thông báo dự luật chống nhập cư bất hợp pháp mới tại Hạ viện trong ngày 7/3 (theo giờ địa phương).
Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
Manila cắt liên lạc với ICC sau khi cơ quan này từ chối yêu cầu dừng điều tra về cuộc đàn áp ma túy của cựu tổng thống Duterte.
Máy bay Tu-22M3 đi vào phục vụ quân đội Nga từ năm 1989, có khả năng tấn công chính xác, trong đó có cả tên lửa hành trình siêu thanh Kh-32.
Mỹ thừa nhận lực lượng nước này đã giết nhầm một dân thường trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Syria năm ngoái.
Moskva và Kiev trao đổi tổng cộng 600 thi thể quân nhân thiệt mạng trong giao tranh, trong đó 563 người là binh sĩ Ukraine.
Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích người phát ngôn chính sách đối ngoại EU 'kích động khủng bố' khi ủng hộ Ukraine tấn công cầu Crimea.