Ngày 6/3, Bộ trưởng Nội vụ Anh Suella Braverman cho biết sẽ thông báo dự luật chống nhập cư bất hợp pháp mới tại Hạ viện trong ngày 7/3 (theo giờ địa phương).
Anh lên kế hoạch công bố luật chống nhập cư bất hợp pháp mới |
Bộ trưởng Nội vụ Anh Suella Braverman đã cam kết sẽ ngăn chặn những con thuyền nhỏ chở người nhập cư vào nước này thông qua dự luật mới. (Nguồn: The Sun) |
Cụ thể, theo luật sắp được công bố, chính phủ Anh sẽ có quyền giam giữ và trục xuất những người nhập cư trái phép trở về nước nơi họ xuất phát, hoặc tạm thời sang quốc gia khác như Rwanda, để làm thủ tục xin tị nạn.
Đồng thời, chính phủ nước này sẽ không xem xét đơn xin tị nạn của những người nhập cư vượt biển vào Anh trên những chiếc thuyền nhỏ. Tuy nhiên, người nhập cư sẽ không bị trục xuất nếu có hoàn cảnh đặc biệt liên quan đến tị nạn, nhân quyền hay nô lệ.
Đặc biệt, dự luật còn trao quyền cho Bộ trưởng Nội vụ Anh trong việc bác bỏ sự can thiệp của Tòa án châu Âu, tránh tái diễn trường hợp tòa án này ngăn chặn Anh trục xuất người nhập cư qua eo biển Manche sang Rwanda vào mùa hè năm 2022.
Ngoài ra, trong dự luật được đề xuất cũng có riêng một thông báo về việc sẽ không tuân thủ Công ước châu Âu về nhân quyền (ECHR).
Bộ trưởng Nội vụ Braverman khẳng định, bà và Thủ tướng Rishi Sunak đã làm việc không ngừng nghỉ để đảm bảo đưa ra một dự luật có hiệu lực, và "chúng tôi đã tiến tới ranh giới của luật pháp quốc tế để giải quyết cuộc khủng hoảng này".
Trước đó, ngày 5/3, Thủ tướng Sunak đã đưa ra tuyên bố mạnh mẽ: “Bất cứ ai nhập cư bất hợp pháp vào Anh sẽ không thể ở lại”.
Đối mặt áp lực phải đưa ra giải pháp ngăn dòng người nhập cư từ châu Âu vào Anh, ông Sunak đã nhận định, việc ngăn chặn các thuyền nhỏ chở người di cư là một trong năm ưu tiên hàng đầu.
Chính phủ Anh trong thời gian gần đây vẫn tiếp tục những nỗ lực nhằm kiểm soát tình hình biên giới, với luật mới dự kiến được đưa ra vào ngày 7/3, trong bối cảnh hơn 45.000 người đã di cư tới Anh chỉ trong năm 2022.
Năm ngoái, Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thông qua thỏa thuận chuyển hàng chục nghìn người nhập cư tới Rwanda, chủ yếu từ Afghanistan, Syria và các khu vực khác có xung đột. Chính sách này đã vấp phải nhiều tranh cãi, sau khi chuyến bay chở người di cư đầu tiên bị hủy vào phút chót, theo phán quyết của Tòa án nhân quyền châu Âu.
Ngày 21/6, Belarus cho biết, các lực lượng vũ trang nước này đã bắt đầu tiến hành “cuộc diễn tập huy động” thường niên kéo dài 10 ngày.
Quân đội Ukraine lần đầu công bố video phóng tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh, Pháp chuyển giao để tập kích mục tiêu Nga.
Khi gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, các nhà lãnh đạo Mỹ cũng như ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Donald Trump đều kêu gọi sớm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza.
Ngày 23/5, một tòa án ở Slovakia đã công bố tài liệu 9 trang nêu chi tiết lời khai của nghi phạm Juraj Cintula, 71 tuổi, đã ám sát Thủ tướng Slovakia Robert Fico hôm 15/5.
Quá trình sơ tán trật tự, có kỷ luật của hành khách và phi hành đoàn đã tạo nên kỳ tích cứu mạng 379 người trong vụ cháy máy bay ở Tokyo.
Chuyến thăm kéo dài năm ngày của Thủ tướng Italy Giorgia Meloni tới Trung Quốc kết thúc ngày 31/7 được cho là đã “làm rõ những hiểu lầm” về việc Rome rút khỏi Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) và làm ấm lại mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Italy-Trung Quốc.
Ngày 10/5, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Hà Nội tổ chức buổi Thông tin về kết quả Hội nghị thượng đỉnh Ủy hội sông Mekong lần thứ 4 tại Vientiane, Lào (2-5/4) và Hội nghị Liên hợp quốc về nước tại NewYork, Mỹ (22-24/3).
Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez trân trọng trao Huân chương Carlos Manuel de Cesesspespeedes tặng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Liên hợp quốc cho biết, tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người vẫn đang xảy ra ở vùng Tigray, Ethiopia gần một năm sau khi chính phủ và phiên quân đồng ý chấm dứt xung đột.