Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo

23:30 07/05/2024

Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.

"Dự án này có tác động tối thiểu đến môi trường", Phó thủ tướng Campuchia Sun Chanthol ngày 7/5 nói, cho biết lượng nước qua kênh Funan Techo là 5 mét khối mỗi giây, còn dòng chảy sông Mekong là 8.000 mét khối mỗi giây. "Lượng nước được chuyển hướng chỉ bằng một giọt nước trong xô".

Kênh Funan Techo dài 180 km sau khi nâng cấp sẽ có chiều rộng 100 m, độ sâu tới 5,4 m, cho phép sà lan và tàu có trọng tải 3.000 tấn đi qua, Phó thủ tướng Campuchia cho biết.

Theo ông Sun Chanthol, Campuchia đã thông báo cho Ủy hội sông Mekong (MRC) về dự án này, nhưng sẽ không tham vấn với các nước khác trong khu vực về kênh đào. "Nếu được yêu cầu, Campuchia sẽ cung cấp thêm thông tin với MRC, nhưng không có nghĩa vụ pháp lý phải làm vậy", ông nói.

Trong hội nghị tham vấn tại Cần Thơ về đề xuất dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia ngày 23/4, TS Lê Anh Tuấn, giảng viên chính Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Cần Thơ, cho rằng việc triển khai dự án Funan Techo sẽ ảnh hưởng rất lớn, khiến lượng nước từ dòng Mekong về miền Tây có thể giảm 50%.

"Kênh Funan Techo khi vận hành, miền Tây Việt Nam sẽ gia tăng tình trạng thiếu nước ngọt trong sinh hoạt, canh tác, sản xuất; mặn xâm nhập sâu và nhiều hơn; các hệ sinh thái sẽ bị đảo lộn", TS Tuấn nói.

Theo Hiệp định Mekong năm 1995, các dự án ảnh hưởng dòng chính của sông phải được Ủy hội sông Mekong (MRC) "xem xét kỹ thuật", nhận ý kiến đóng góp từ các quốc gia thành viên bao gồm Việt Nam, Lào và Thái Lan.

Đây là căn cứ pháp lý quốc tế quan trọng cho Việt Nam, đòi hỏi phía Campuchia phải lấy ý kiến rộng rãi từ các nước trong khu vực về dự án kênh đào này.

Tuy nhiên, MRC cho hay Campuchia không chia sẻ kết quả nghiên cứu khả thi của dự án kênh đào, dù họ đã nhiều lần đề nghị và hai lần gửi công văn vào tháng 8 và tháng 10/2023.

Phó thủ tướng Sun Chanthol cho biết 33% hàng xuất nhập khẩu của Campuchia hiện nay được vận chuyển dọc sông Mekong rồi tới các cảng của Việt Nam. Dự án kênh Funan Techo được kỳ vọng sẽ giảm 70% lượng hàng đi và đến Campuchia qua cảng Việt Nam.

Tuyến đường ngắn hơn từ Phnom Penh ra biển qua kênh Funan Techo còn "giúp giảm phát thải khí nhà kính", ông cho biết. Tuy nhiên, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius, hiện là lãnh đạo Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN, nhận định năng lực hạn chế của kênh Funan Techo "đặt câu hỏi về tính khả thi về mặt kinh tế của dự án".

Dự án kênh đào Funan Techo được Hội đồng Bộ trưởng Campuchia phê chuẩn vào tháng 5/2023, dự kiến nối cảng sông Phnom Penh với vịnh Thái Lan ở tây nam Campuchia, đi qua các tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep. Theo tài liệu Campuchia trình lên MRC tháng 8/2023, kênh Funan Techo sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2028.

Dự án có trị giá ước tính 1,7 tỷ USD, dự kiến do công ty Trung Quốc thực hiện theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng ngày 5/5 đề nghị Campuchia phối hợp các bên đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước và môi trường sinh thái tiểu vùng sông Mekong.

Bà Hằng cho biết đối với dự án kênh đào Funan Techo, Việt Nam rất quan tâm, tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia theo tinh thần Hiệp định Mekong 1995, phù hợp với các quy định liên quan của MRC và quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

"Chúng tôi mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án này đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong", bà Hằng nói.

Tiếp Phó thủ tướng Campuchia Neth Savoeun tại Hà Nội ngày 6/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam mong muốn cùng Campuchia và các quốc gia trong lưu vực sông Mekong hợp tác chặt chẽ trong các hoạt động sử dụng, quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững dòng sông Mekong trên cơ sở Hiệp định Mekong và các quy định của Ủy hội sông Mekong quốc tế, bảo đảm hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông vì sự phát triển bền vững của lưu vực, lợi ích của cộng đồng người dân trên lưu vực.

Nguyễn Tiến (Theo Reuters)

Có thể bạn quan tâm
Xung đột Nga-Ukraine: Diễn biến leo thang mới, hàng chục dân thường thương vong, LHQ lên án, Moscow tuyên bố đưa ra HĐBA

Xung đột Nga-Ukraine: Diễn biến leo thang mới, hàng chục dân thường thương vong, LHQ lên án, Moscow tuyên bố đưa ra HĐBA

09:40 22/01/2024

Ngày 21/1, AFP dẫn thông báo từ người đứng đầu khu vực Donetsk do Nga bổ nhiệm Denis Pushilin cho biết, một cuộc tấn công vào khu chợ ở vùng này khiến nhiều dân thường thương vong.

Tổng thống Putin ký sắc lệnh nhập ngũ thường niên, tăng cường huấn luyện quân sự

Tổng thống Putin ký sắc lệnh nhập ngũ thường niên, tăng cường huấn luyện quân sự

16:10 02/03/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 1/3 đã ký sắc lệnh thường niên để huy động công dân nước này nhập ngũ, bổ sung vào lực lượng dự bị để huấn luyện quân sự.

Nhà hát bị khủng bố ở Nga có sức chứa hơn 6.000 người

Nhà hát bị khủng bố ở Nga có sức chứa hơn 6.000 người

15:50 23/03/2024

Nhà hát Nga bị tấn công khủng bố nằm trong khu phức hợp Crocus City Hall, có sức chứa tối đa 6.200 chỗ và thuộc sở hữu của một tỷ phú sinh ra ở Azerbaijan.

Việt Nam chủ trì phiên trù bị xin ý kiến ICJ về nghĩa vụ quốc gia trong vấn đề biến đổi khí hậu

Việt Nam chủ trì phiên trù bị xin ý kiến ICJ về nghĩa vụ quốc gia trong vấn đề biến đổi khí hậu

13:10 10/03/2024

Sáng 9/3 (giờ địa phương), Phái đoàn thường trực hai nước Việt Nam và Vanuatu tại Liên hợp quốc (LHQ) đã phối hợp tổ chức Phiên họp trù bị trực tuyến liên quan đến thủ tục xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về nghĩa vụ quốc gia trong vấn đề biến đổi khí hậu.

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Vụ trưởng

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Vụ trưởng

03:10 29/06/2024

Ngày 28/6, tại trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Vụ trưởng của Bộ Ngoại giao.

Lý do Nga thay Bộ trưởng Quốc phòng

Lý do Nga thay Bộ trưởng Quốc phòng

13:50 13/05/2024

Nga tuyên bố thay Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu bằng ông Belousov để xử lý tốt hơn vấn đề kinh tế quân đội, song động thái này có thể liên quan đến chiến sự Ukraine.

Nghi ngờ Trung Quốc tăng cường hiện diện ở Maldives, Hải quân Ấn Độ khẩn cấp hành động

Nghi ngờ Trung Quốc tăng cường hiện diện ở Maldives, Hải quân Ấn Độ khẩn cấp hành động

07:10 04/03/2024

Hải quân Ấn Độ đang tăng cường lực lượng trên các hòn đảo 'có tầm quan trọng chiến lược' gần Maldives.

Tiêm kích bom Su-34 rơi tại Nga

Tiêm kích bom Su-34 rơi tại Nga

13:40 11/06/2024

Bộ Quốc phòng Nga thông báo một tiêm kích bom Su-34 rơi ở vùng núi ở Bắc Ossetia, hai phi công tử nạn.

Nga sẽ đáp trả thế nào nếu bị Ukraine tập kích bằng vũ khí phương Tây

Nga sẽ đáp trả thế nào nếu bị Ukraine tập kích bằng vũ khí phương Tây

12:20 02/06/2024

Nga cảnh báo nguy cơ xung đột hạt nhân nếu Ukraine dùng vũ khí phương Tây tập kích nước này, nhưng giới quan sát cho rằng Moskva 'chỉ dọa suông'.

Co loi xay ra
Co loi xay ra