Học sinh ở nhiều nước trên thế giới không phải đến trường vào ngày thứ 7. Đồng thời, việc thi cử diễn ra rất nhẹ nhàng, thậm chí không phải làm bài kiểm tra.
Nhiều nước học sinh được nghỉ 2 ngày cuối tuần
Là phụ huynh có con học tiểu học và THCS tại tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc), chị Đặng Thị Ái cho biết, trước đây, Hàn Quốc là quốc gia không có ngày nghỉ thứ 7 dành cho học sinh và giáo viên. Tuy nhiên, từ năm 2010, đại đa số các ý kiến đều mong muốn được nghỉ ngơi, thư giãn cuối tuần. Nắm bắt được tâm lý chung, Chính phủ Hàn Quốc đã ra quyết định cho phép giáo viên, học sinh nghỉ học ngày thứ 7.
“Đối với hệ thống trường tư thì sẽ có sự sắp xếp tự chủ riêng, có những trường cho học sinh nghỉ, cũng có những trường lại tổ chức học vào ngày thứ 7. Còn ở hệ thống trường công như con tôi học thì mỗi tháng sẽ phải học 2 buổi thứ 7” - chị Ái cho hay.
Trao đổi với Báo Lao Động, em Phạm Duy Khánh - du học sinh tại Trường Quốc tế Berlin Brandenburg (Đức) - cho biết, học sinh ở Đức chỉ cần đến trường từ thứ 2 đến thứ 6.
“Khác với ở Việt Nam, học sinh tại Đức không phải đi học vào thứ 7. Thông thường, một buổi học của học sinh sẽ bắt đầu từ 8 giờ sáng. Còn việc kết thúc giờ học sẽ dựa vào việc học sinh học cấp bậc nào. Ví dụ, cấp 2 thì tan trường sớm hơn cấp 3” - Khánh chia sẻ.
Đánh giá về hình thức thi cử của học sinh tại Đức, Duy Khánh nhận xét: “Nếu như ở Hàn Quốc học sinh quá áp lực với chuyện thi cử thì ở Đức rất nhẹ nhàng với vấn đề này. Mục tiêu giáo dục của đất nước sẽ thiên về giáo dục nghề nghiệp hơn là làm các bài kiểm tra.
Cụ thể, sau khi học xong cấp 1, học sinh Đức được giới thiệu 3 mô hình trường trung học gồm: Hauptschule (dành cho học sinh trung bình và kém), Realschule (dành cho học sinh khá) và Gymnasium (dành cho học sinh giỏi).
Ở mỗi hệ này sẽ có những định hướng và cách thức học tập khác nhau. Càng ở hệ cao hơn càng chú trọng con đường học vấn, đối với hệ thấp, đại đa số chọn học nghề” - Duy Khánh cho biết.
Cũng theo Khánh, một điều rất đặc biệt ở Đức - đó là học sinh sẽ không cần thi đại học. Thay vào đó sẽ lấy điểm trung bình 2 năm học cộng với điểm bài thi cuối cấp làm cơ sở để xét tuyển đại học.
Tìm hiểu thêm về vấn đề học tập của học sinh các nước trên thế giới, em Phạm Quang Hưng - du học sinh hệ trao đổi sinh sống tại thành phố Cherepovest (Nga) - cho hay, ở đây học sinh sẽ được nghỉ ngày cuối tuần.
“Lịch học của học sinh Nga diễn ra từ thứ 2 đến thứ 6. Một điều khá thú vị nữa mà em biết được đó là ở Nga, học sinh từ tiểu học đến THPT đều học chung 1 trường và chỉ học 11 năm” - Hưng nói.
Nhận thấy việc thi cử tại Nga cũng có nét tương đồng so với Việt Nam, Hưng kể: “Học sinh thi tốt nghiệp của nước Nga sẽ làm chung một đề thi, vào khoảng tháng 3 hàng năm. Điểm thi của thí sinh vừa để xét tốt nghiệp THPT, vừa là điểm tuyển sinh vào đại học.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nước này, các môn thi gồm: Tiếng Nga, Toán, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Văn học, Lịch sử, Xã hội học, Khoa học máy tính. Trong đó, tiếng Nga và Toán là 2 môn bắt buộc".
Kéo dài số ngày học không phải giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
Nhiều nền giáo dục tiên tiến, hàng đầu thế giới cũng không cho học sinh đi học ngày thứ bảy. Ví dụ như Phần Lan, Na Uy, Thụy Sĩ, Đan Mạch... học sinh chỉ học từ thứ 2 đến thứ 6, mỗi ngày kéo dài 4-6 giờ.
"Chúng tôi không muốn kéo dài số ngày học trong tuần ở trường. Vì đây không phải là giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Bởi học sinh ở Phần Lan không phải thi, nên mục đích học tập là giúp các em hạnh phúc hơn, biết tôn trọng bản thân và người xung quanh", tờ The Conversation trích lời của đại diện Ủy ban Giáo dục Quốc gia Phần Lan.
Cũng như Phần Lan, học sinh Na Uy không bị áp lực thi cử. Giáo viên sẽ đánh giá thông qua phần thể hiện của học sinh hoặc đưa ra những điểm số không chính thức phản ánh sự tiến bộ của trẻ. Hệ thống trường học của Na Uy không có trường chuyên, lớp chọn.
Hay ở Bỉ, học sinh đến trường từ thứ 2 đến thứ 6. Mỗi ngày, học sinh tiểu học ở trường khoảng 5 giờ, học sinh trung học kéo dài 6 giờ. Thời gian còn lại để học sinh vui chơi và tham gia các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng.
Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản trả lời việc chủ dự án ở TP Nha Trang xin nộp tiền đất theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhưng không được.
Sáng 14/7, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hải Dương ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Tham ô tài sản” xảy ra tại Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương, đồng thời ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với hai cá nhân. Cụ thể, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Mai Xuân Anh - Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, nguyên Chủ...
Cần Thơ – Mặc dù tuyến đường tỉnh 922 đã thông xe được hơn 1 năm nhưng đến nay vẫn chưa có đèn tín hiệu giao thông. Nhiều đoạn đã...
Sau khi bắt cóc bé trai 7 tuổi, tống tiền 15 tỷ đồng, Nguyễn Đức Trung - cựu thượng úy cảnh sát giao thông Công an tỉnh Vĩnh Phúc - bị tạm giam và khởi tố.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un khẳng định bán đảo Triều Tiên chưa bao giờ đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân nghiêm trọng như hiện nay.
Dưới đây là đề thi thử tốt nghiệp môn Tiếng Anh của Trường THPT Hàn Thuyên (Bắc Ninh) năm 2023, giúp thí sinh tham khảo.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội họp với 119 hiệu trưởng để quyết định điểm chuẩn lớp 10 công lập ngày 1/7, sớm 4 ngày so với dự kiến.
Ngày 30/4, Hạ viện Argentina thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước.
Ngày 2-8, Liên hoan Sinh viên thế giới TP.HCM lần đầu tiên được tổ chức, diễn ra tại Học viện Cán bộ TP.HCM (quận Bình Thạnh, TP.HCM).