Tuy nhiên, do xác định lại tư cách của một số người tham gia tố tụng, từ đại diện doanh nghiệp sang kiêm nhiệm cả đại diện bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nên tòa án hoãn xử, để người liên quan sao chụp hồ sơ.
Theo bản án sơ thẩm của TAND huyện Yên Mỹ, năm 2017, Công ty Tuệ Minh do ông Nguyễn Đình Chiến làm giám đốc, xin thực hiện dự án Nhà máy sản xuất nhựa Plastic ở huyện Yên Mỹ, diện tích gần 40.000 m2.
Quá trình triển khai, ông Chiến thống nhất về việc Công ty nhựa Tuệ Minh sẽ chuyển nhượng 10.000 m2 cho Công ty Nijia do bà Bùi Thị Xuân làm giám đốc và 3.000 m2 cho Công ty Thiên Ngọc An do ông Doãn Huy Tuân làm giám đốc, với giá 5,5 tỷ đồng/ha. Thời điểm này, đất vẫn do người dân canh tác, Công ty nhựa Tuệ Minh chưa thỏa thuận bồi thường, đền bù.
Phía ông Tuân, bà Xuân sau đó nhiều lần chuyển tiền cho phía ông Chiến, gồm tiền "lo dự án", tiền xây bờ kè, đường đi. Trong đó, Công ty Nijia chuyển 6,7 tỷ đồng, Công ty Thiên Ngọc An chuyển 2,65 tỷ đồng.
Cuối năm 2018, Công ty nhựa Tuệ Minh được UBND tỉnh Hưng Yên chấp thuận nhà đầu tư, cho phép nhận chuyển nhượng khu đất theo hình thức trả tiền hàng năm. Đầu năm 2019, đại diện 3 công ty ký biên bản thỏa thuận, ghi nhận các nội dung đã thống nhất trước đó.
Do một số vướng mắc nên đến năm 2022, các bên trao đổi trên nhóm Zalo, thống nhất việc Công ty nhựa Tuệ Minh sẽ nhận lại 13.000 m2 đất đã hứa chuyển nhượng, với mức giá 2,5 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, Công ty nhựa Tuệ Minh sau đó thay đổi, không đồng ý mức giá trên, sẽ chỉ trả lại 9,35 tỷ đồng - số tiền mà 2 công ty bỏ ra ban đầu. Khi mới trả 8 tỷ đồng, Công ty nhựa Tuệ Minh khởi kiện, yêu cầu tuyên bố biên bản thỏa thuận 3 bên năm 2019 và thỏa thuận trên nhóm Zalo năm 2022 vô hiệu.
Công ty Nijia và Công ty Thiên Ngọc An cũng có đơn phản tố, yêu cầu tòa công nhận 2 thỏa thuận nêu trên, buộc Công ty nhựa Tuệ Minh ngoài 8 tỷ đồng đã trả phải trả thêm 24,5 tỷ đồng (theo mức giá thỏa thuận trên nhóm Zalo).
Tháng 1/2024, xét xử sơ thẩm, TAND huyện Yên Mỹ xác định thỏa thuận năm 2019 giữa 3 công ty và việc chuyển tiền là có thật nhưng vô hiệu, vì đây là đất thuê trả tiền hàng năm, không phải đất của Công ty nhựa Tuệ Minh nên không được chuyển nhượng.
Về thỏa thuận trên nhóm Zalo năm 2022, nội dung các nhắn tin cho thấy không có văn bản nào xác nhận 13.000 m2 thuộc sở hữu Công ty Nijia và Công ty Thiên Ngọc An, cũng không thể hiện vị trí, diện tích phần đất…
Từ căn cứ đã nêu, cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty nhựa Tuệ Minh. Công ty này chỉ cần trả nốt 1,35 tỷ đồng còn lại cho 2 công ty bị đơn.
Không đồng tình với bản án của TAND huyện Yên Mỹ, Công ty Nijia và Công ty Thiên Ngọc An cùng có đơn kháng cáo. Phía bị đơn cho rằng việc tuyên biên bản thỏa thuận năm 2019 vô hiệu là không phù hợp. Bởi lẽ, khi làm đơn xin thuê đất, Công ty nhựa Tuệ Minh chủ động đăng ký theo hình thức trả tiền hàng năm, đây là nguyên nhân khiến đất không thể chuyển nhượng, lỗi thuộc về phía nguyên đơn.
Công ty Nijia còn cho rằng cấp sơ thẩm "bỏ sót" người tham gia tố tụng. Trong đó, các ông, bà Nguyễn Đình Chiến, Bùi Thị Xuân, Doãn Huy Tuân… đều liên quan đến việc giao - nhận tiền, nên cần được xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Thế nhưng, khi xét xử, tòa không triệu tập ai trong số những người này.
Đặc biệt, vụ án có sự xuất hiện của "nhân vật thứ tư" là ông Qiu Rongyou (tên thường gọi A Hữu Xuân), doanh nhân người Trung Quốc. Theo trình bày, trong số 6,7 tỷ đồng mà Công ty Nijia chuyển cho Công ty nhựa Tuệ Minh có 1,2 tỷ đồng là tiền cá nhân của ông Qiu Rongyou. Do là người nước ngoài và không am hiểu pháp luật Việt Nam, ông Qiu Rongyou đã nhờ bà Bùi Thị Xuân nộp giúp.
Khi 3 công ty xảy ra tranh chấp và tòa án thụ lý xét xử, ông Qiu Rongyou cho biết không được triệu tập, cũng không được ý kiến gì; vì thế đã làm "thư khẩn cứu" gửi đến các cơ quan tố tụng tỉnh Hưng Yên, đề nghị được đưa vào vụ án với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Tại phiên tòa hôm nay, để giải quyết yêu cầu của phía bị đơn, hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định triệu tập các ông bà Chiến, Xuân, Tuân… với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Riêng ông Qiu Rongyou, thông qua người phiên dịch, doanh nhân này cho biết đã nộp 1,2 tỷ đồng cho phía Công ty nhựa Tuệ Minh, có phiếu thu do kế toán công ty lập, ghi rõ "Người nộp tiền: A Hữu Xuân". Đây là chứng cứ chứng minh ông có quyền lợi trực tiếp trong vụ án.
Phía Công ty Nijia cũng khẳng định số tiền 1,2 tỷ đồng là của ông Qiu Rongyou, cần xác định ông này là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Khi đó, vụ án "có đương sự là người nước ngoài", thẩm quyền xét xử sơ thẩm phải là TAND cấp tỉnh chứ không phải TAND cấp huyện.
Sau khi xem xét, hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định rằng, dù phiếu thu có ghi "Người nộp tiền: A Hữu Xuân", nhưng phần chữ ký người nộp tiền lại thể hiện là bà Bùi Thị Xuân. Do đó, bà Xuân mới được xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, ông Qiu Rongyou chỉ là người làm chứng.
Nêu ý kiến về nội dung trên, đại diện Viện KSND tỉnh Hưng Yên lại có quan điểm khác, cho rằng tất cả những cá nhân được triệu tập hôm nay đều chỉ là người làm chứng, không có ai đủ điều kiện xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Trong khi đó, luật sư của Công ty Nijia nói "tôn trọng" quyết định của hội đồng xét xử về việc xác định tư cách tố tụng của những người liên quan. Nhưng lẽ ra, việc này cần thực hiện sớm hơn, bởi quyết định đưa vụ án ra xét xử không hề có thông tin về những người được triệu tập, chỉ đến khi ra tòa họ mới được hội đồng xét xử thông báo về tư cách tố tụng.
Lo ngại việc trên ảnh hưởng đến quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ của đương sự, phía bị đơn đề nghị hoãn phiên tòa. Sau ít phút hội ý, hội đồng xét xử chấp thuận, sẽ thông báo thời gian mở lại sau. Đây cũng là lần thứ 4 phiên tòa phúc thẩm phải hoãn.
Lãnh đạo Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) cho biết, đơn vị đã có nhiều công văn trả lời cho đương sự về việc cháu T. H. N. phải làm thủ tục, hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam theo đúng chức năng, thẩm quyền.
Chiều 25/9, trả lời Báo điện tử VTC News, lãnh đạo UBND xã Kim Tân (huyện Kim Sơn, Ninh Bình) cho biết, 3 anh em ruột bị mất tích (gồm Trần Anh Tú 12 tuổi, Trần Thủy Tiên 8 tuổi và Trần Anh Tài 5 tuổi) đã trở về an toàn, khoẻ mạnh sau những ngày bị mắc kẹt ở căn hộ gần nhà. Anh Trần Văn Tuấn, bố các cháu, cho hay đến giờ anh vẫn chưa nguôi cảm giác xúc động khi tìm thấy 3 con. 'Cháu Tú kể tới nhà bạn chơi, lúc ra về thấy cổng đã bị khoá. Cửa...
Lịch cúp điện hôm nay tại Tây Ninh ngày 24/02/2024 Lịch cúp điện, cắt điện các khu vực tại Tây Ninh ngày 24/02/2024 được cập nhật từ cổng thông tin Điện lực miền Nam. Lịch cúp điện thành phố Tây Ninh Ngày Khu vực Đơn vị Thông tin 24/02/2024 08h00-17h00 Mất điện khu phố Ninh Phúc phường Ninh Thạnh, ấp Tân Lập thuộc xã Tân Bình Điện lực thành phố Tây Ninh Bảo dưỡng Trung, hạ áp Lịch cúp điện huyện Gò Dầu Ngày Khu vực Đơn vị Thông tin 24/02/2024...
Theo báo cáo nhanh của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành, cơn lốc chiều ngày 8/9 trên địa bàn huyện Châu Thành gây thiệt hại tốc mái nhà dân, trường học, gãy đổ cây cối, trụ điện trên địa bàn các xã: Hòa Phú, Vĩnh Công, Bình Quới , Phú Ngãi Trị và gây ngập úng cục bộ một số khu vực.
Ngày 30/3, tại TP Quy Nhơn diễn ra Hội nghị ký kết hợp tác giữa UBND tỉnh Bình Định và chính quyền 4 tỉnh Nam Lào (Attapu, Champasak, Salavan, Sekong) giai đoạn 2021 - 2025.
Liên quan vụ nổ ở phường Tam Bình, TP Thủ Đức, bước đầu lực lượng chức năng nhận thấy nguyên nhân có khả năng do rò rỉ khí ở hầm biogas.
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 09 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên giảng dạy trong các trường tiểu học công lập.
Về việc xã xây công trình vi phạm hành lang ATGT, lãnh đạo Huyện ủy Vân Canh (Bình Định) cho biết, đang chờ cơ quan chuyên môn báo cáo, sau đó sẽ xử lý.
Trận mưa to kèm theo dông lốc đêm 30, rạng sáng 31.5 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã gây thiệt hại khoảng 700 triệu đồng về nhà ở, sản...