Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: Thành công xây đắp bằng quyết tâm và trí tuệ

06:50 08/09/2024

Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc đã đóng góp quan trọng vào kho tàng Công pháp quốc tế về giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia.

Tiến sĩ Trần Công Trục trả lời báo chí bên lề Hội nghị tổng kết 25 năm ký Hiệp ước biên giới và 15 năm ký ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc
Tiến sĩ Trần Công Trục trả lời báo chí bên lề Hội nghị tổng kết 25 năm ký Hiệp ước biên giới và 15 năm ký ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc tại Hà Nội ngày 2/8. (Ảnh: PH)

Năm 2024 đánh dấu 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc (Nghị định thư phân giới cắm mốc; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới; Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu).

Sau 15 năm triển khai 3 văn kiện pháp lý nêu trên, tình hình biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc cơ bản ổn định; an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đường biên giới hòa bình, ổn định đã góp phần tích cực thúc đẩy hợp tác, phát triển.

Hiệp ước có ý nghĩa lịch sử

Với mục tiêu xác lập đường biên giới rõ ràng giữa hai nước, từ năm 1974 đến 1979, Việt Nam và Trung Quốc đã ba lần đàm phán biên giới lãnh thổ, nhưng không đạt được kết quả do hai bên có lập trường, quan điểm khác xa nhau.

Sau khi bình thường hóa quan hệ, từ tháng 10/1992, hai bên đàm phán lần thứ tư về biên giới lãnh thổ. Tháng 10/1993, hai bên đạt được Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam-Trung Quốc, đồng ý lấy các Công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895 cùng các văn kiện, bản đồ hoạch định, cắm mốc biên giới kèm theo làm căn cứ để xác định lại đường biên giới Việt-Trung; các khu dân cư hai bên đã sinh sống lâu đời thì duy trì cuộc sống ổn định của dân cư; đối với những đoạn biên giới sông suối thì giải quyết theo nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Ngày 30/12/1999 tại Hà Nội, sau 8 năm kiên trì đàm phán trong bối cảnh biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc (gọi tắt là Hiệp ước 1999) được ký kết, đặt nền tảng quan trọng cho việc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và ổn định lâu dài giữa hai nước.

Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới trên đất liền tiếp giáp giữa 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc. Sau khi hoàn thành phân giới cắm mốc, để hợp tác bảo vệ, quản lý biên giới và mốc quốc giới, năm 2009, tại Bắc Kinh (Trung Quốc), đại diện Chính phủ hai nước đã ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc.

Chia sẻ với báo chí bên lề Hội nghị tổng kết 25 năm ký Hiệp ước biên giới và 15 năm ký ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc tại Hà Nội ngày 2/8, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ khẳng định Hiệp ước có ý nghĩa lịch sử. Bởi đây là lần đầu tiên hai nước có đường biên giới thông suốt từ Tây sang Đông dài hơn 1.400km với 1.970 cột mốc, được thể hiện trong Hiệp ước với bản đồ kèm theo.

“Để đạt được kết quả như vậy, hai bên đã trải qua đàm phán trên 30 năm, vượt qua nhiều trở ngại khó khăn nhưng với quyết tâm chính trị, sự hợp tác chân thành đã giải quyết được vấn đề biên giới”, Tiến sĩ Trần Công Trục nhấn mạnh.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao cũng nhận định: Việc hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc không phải là kết quả của sự nôn nóng, vội vã mà thành quả này có được là do khả năng nắm bắt thời cơ để kết thúc có lợi và sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo cấp cao hai nước, những nỗ lực không mệt mỏi của hai đoàn đàm phán cấp Chính phủ cũng như các chuyên gia, đại diện ngành hữu quan các tỉnh có chung biên giới... Kết quả này là sự thể hiện sinh động của mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, đóng góp tích cực đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực”.

Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng việc giải quyết xong vấn đề biên giới là một dấu ấn lịch sử trong quan hệ hai nước và là một “thành tựu được xây đắp bằng quyết tâm chính trị, bằng trí tuệ, máu, nước mắt của biết bao thế hệ người Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là trong thời đại mới dưới sự lãnh đạo của hai Đảng Cộng sản”.

Một hoạt động tuần tra biên giới Việt Nam-Trung Quốc. (Ảnh: TT)

Đóng góp vào kho tàng Công pháp quốc tế

Bên cạnh đó, theo Tiến sĩ Trần Công Trục, Hiệp ước là nền tảng pháp lý, chính trị cho hợp tác, phát triển. Hiện nay trên toàn tuyến biên giới Việt-Trung, hai bên đã mở 7 cửa khẩu quốc tế, 8 cửa khẩu chính, 7 lối thông quan đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa, 11 khu kinh tế cửa khẩu và một số lối mở.

Một ý nghĩa quan trọng khác mà Tiến sĩ Trần Công Trục nhấn mạnh đó là Hiệp ước đã đóng góp quan trọng vào kho tàng Công pháp quốc tế về giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia.

“Tranh chấp biên giới đất liền giữa các quốc gia là một loại tranh chấp quốc tế phổ biến thường được ưu tiên giải quyết sau khi quan hệ ngoại giao đã được thiết lập. Việt Nam và Trung Quốc đã giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ thông qua đàm phán hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc của luật quốc tế, trên cơ sở điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế”, Tiến sĩ Trần Công Trục nhấn mạnh.

Sau khi ký kết được các thỏa thuận về việc phối hợp tuần tra bảo vệ, quản lý mốc giới, biên giới; việc qua lại các cửa khẩu biên giới, sử dụng nước và các tài nguyên trên các sông suối biên giới, hợp tác khai thác cảnh quan khu vực biên giới. Theo Tiến sĩ Trần Công Trục, đây là căn cứ để lực lượng, cơ quan quản lý, bảo vệ của các bên liên quan hợp tác cùng nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển, ổn định lâu dài.

Có thể bạn quan tâm
Nga đáp trả EU, cấm 81 cơ quan truyền thông tiếp cận thông tin

Nga đáp trả EU, cấm 81 cơ quan truyền thông tiếp cận thông tin

07:40 27/06/2024

Moscow quyết định cấm 81 cơ quan truyền thông của Liên minh châu Âu (EU) tiếp cận thông tin ở Nga. Đây là hành động trả đũa lệnh cấm của EU đối với các cơ quan truyền thông của Nga mới đây.

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45; động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45; động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

06:45 15/10/2024

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 7-14/10.

Tin thế giới 23/11: Nga đẩy lùi quân Ukraine ở Donetsk, thỏa thuận Israel-Hamas gặp rào cản

Tin thế giới 23/11: Nga đẩy lùi quân Ukraine ở Donetsk, thỏa thuận Israel-Hamas gặp rào cản

23:50 23/11/2023

Campuchia-Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác, Trung Quốc sẵn sàng làm điều này với Singapore, Ngoại trưởng Iran tới Lebanon…là một số tin thế giới đáng chú ý 24 giờ qua.

Ngoại trưởng Italy: 'Nếu muốn trở thành người giữ hòa bình cho thế giới, châu Âu cần có quân đội'

Ngoại trưởng Italy: 'Nếu muốn trở thành người giữ hòa bình cho thế giới, châu Âu cần có quân đội'

20:10 07/01/2024

Ngày 7/1, Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani cho rằng, Liên minh châu Âu (EU) nên thành lập quân đội của mình để có thể đóng vai trò gìn giữ hòa bình và ngăn ngừa xung đột.

Nga tăng gấp 10 lần sản xuất drone

Nga tăng gấp 10 lần sản xuất drone

06:10 20/09/2024

Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẽ tăng số drone sản xuất trong năm 2024 gấp 10 lần con số 140.000 để phục vụ cuộc chiến ở Ukraine.

Chiến dịch của Nga ở Kharkov có thể đã phản tác dụng

Chiến dịch của Nga ở Kharkov có thể đã phản tác dụng

07:00 07/06/2024

Nga dồn lực tấn công tỉnh Kharkov gần một tháng qua nhưng chưa đạt mục đích, đồng thời gián tiếp giúp Ukraine được phương Tây 'nới vòng kim cô' vũ khí.

Lý do Mỹ khó đáp trả các vụ tập kích tàu hàng của Houthi

Lý do Mỹ khó đáp trả các vụ tập kích tàu hàng của Houthi

13:00 19/12/2023

Mỹ chưa mở chiến dịch đáp trả loạt vụ tập kích của Houthi vì nhiều lý do, trong đó có câu hỏi về lợi ích thật sự của hoạt động này.

Philippines tố Trung Quốc ‘cố ý’ đâm tàu, Bắc Kinh tuyên bố tiếp tục biện pháp cần thiết ở Biển Đông

Philippines tố Trung Quốc ‘cố ý’ đâm tàu, Bắc Kinh tuyên bố tiếp tục biện pháp cần thiết ở Biển Đông

06:40 24/10/2023

Ngày 23/10, Philippines tố cáo các tàu Trung Quốc đã 'cố ý' đâm vào các tàu Philippines khi đang thực hiện sứ mệnh cuối tuần qua, khiến leo thang căng thẳng và tranh cãi ngoại giao về các vụ va chạm này ở Biển Đông.

Việt Nam quan tâm đến tác động xuyên biên giới của đập thủy điện sông Mekong

Việt Nam quan tâm đến tác động xuyên biên giới của đập thủy điện sông Mekong

17:30 23/05/2024

Là quốc gia hạ nguồn, Việt Nam rất quan tâm đến tác động xuyên biên giới của các đập thủy điện trên sông, theo Bộ Ngoại giao.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới