Ngày 7/1, Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani cho rằng, Liên minh châu Âu (EU) nên thành lập quân đội của mình để có thể đóng vai trò gìn giữ hòa bình và ngăn ngừa xung đột.
Ngoại trưởng Italy: 'Nếu muốn trở thành người giữ hòa bình cho thế giới, châu Âu cần có quân đội'.THE GEORGIAN INSTITUTE OF POLITICS |
Trong một thế giới nhiều biến động, công dân EU chỉ có thể được EU bảo vệ. (Nguồn: The Georgian Institute of Potitics) |
Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Tajani nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo La Stampa của Italy rằng, việc hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn với châu Âu là ưu tiên hàng đầu của đảng Forza Italia mà ông lãnh đạo.
Tin liên quan |
Phong cách Bỉ trên ‘ghế nóng’ EU Phong cách Bỉ trên ‘ghế nóng’ EU |
Chính trị gia Italy cho hay: “Nếu chúng ta muốn trở thành những người gìn giữ hòa bình trên thế giới, chúng ta cần có quân đội châu Âu. Và đây là điều kiện tiên quyết cơ bản để có thể có một chính sách đối ngoại hiệu quả của châu Âu".
Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Italy, trong một thế giới với "những người chơi hùng mạnh như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga - với các cuộc khủng hoảng từ Trung Đông đến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương - công dân Italy, Đức, Pháp hoặc Slovenia chỉ có thể được EU bảo vệ”.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Tajani cũng cho rằng, EU gồm 27 quốc gia nên điều chỉnh lãnh đạo với một chủ tịch duy nhất, thay vì cơ cấu hiện tại gồm một chủ tịch Hội đồng châu Âu và một chủ tịch Ủy ban châu Âu.
Các nước châu Âu đề cao hợp tác quốc phòng trong chương trình nghị sự chính trị kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine gần 2 năm trước.
Tuy nhiên, các nỗ lực tập trung nhiều hơn vào việc mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), với việc Phần Lan - quốc gia EU gia nhập liên minh quân sự vào năm 2023 trong khi Thụy Điển cũng đang sắp "cán đích" này.
Gibran Rakabuming Raka, 37 tuổi, con trai cả của Tổng thống Widodo, trở thành Phó tổng thống trẻ nhất Indonesia, dù từng không muốn tham gia chính trường.
Hội đồng Bảo an LHQ lần đầu thông qua nghị quyết yêu cầu lập tức ngừng bắn ở Dải Gaza, khi Mỹ không sử dụng quyền phủ quyết.
Ảnh vệ tinh cho thấy nhà máy sản xuất nhiên liệu cho tên lửa đạn đạo Iran tại căn cứ Parchin bị hư hại sau đòn tập kích của Israel.
Nghiên cứu sinh Rena Sasaki tại Đại học John Hopkins (Mỹ) nhận định Nhật Bản sẽ gặt hái lợi ích khi gia nhập Hiệp ước đối tác an ninh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS), nếu có thể giải quyết một số thách thức đáng chú ý.
Tàu hộ vệ Sahand, chiến hạm hiện đại bậc nhất của Iran, bị lật, chìm một phần trong lúc đang sửa chữa, khiến một số người bị thương.
Ngày 30/8, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell đã tiết lộ về các ý định mới của khối này đối với Ukraine.
Tổng thống Maduro ấn định lễ Giáng sinh năm nay ở Venezuela vào ngày 1/10, nhằm 'cảm ơn' người dân giữa những tranh cãi chính trị.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol khẳng định sẽ tích cực trao đổi nhiều hơn nữa, lắng nghe ý kiến người dân với thái độ khiêm tốn và linh hoạt.
Nhiều loại vũ khí chính xác cao Mỹ viện trợ cho Ukraine bị vô hiệu hóa, không thể đánh trúng mục tiêu do tác chiến điện tử Nga.