Hội nhiếp Ảnh tỉnh An Giang phối hợp UBND xã An Cư, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang tổ chức lễ hội đua bò chủa Rô lần thứ 10 năm 2024.
Lễ hội này do nhóm nhiếp ảnh vận động các mạnh thường quân, nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên từ TP.HCM đến các tỉnh miền Tây để tổ chức lễ hội đua bò theo nghi thức dân gian của người Khmer.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, dù 7h30 mới bắt đầu làm lễ khai mạc lễ hội đua bò chùa Rô, nhưng hàng ngàn người đã đổ xô về chùa Rô tại xã An Cư, thị xã Tịnh Biên chật kín cả sân chùa. Xung quanh sân đua bò có hàng ngàn người vây kín chờ xem.
Nhiều cô chú U70, U80 là các nhiếp ảnh chuyên và không chuyên từ các tinh, thành phố khác cũng về chùa Rô túc trực để "săn ảnh". Có ít nhất gần 100 nhiếp ảnh gia đến từ các tỉnh, thành đổ về đây "săn ảnh" đua bò đầy phấn khởi.
"Hầu như lễ hội đua bò năm nào tôi cũng sang An Giang chụp hình này. Không có lễ hội nào độc đáo như lễ hội đua bò của người khmer này. Mỗi năm đều có nét riêng, cách chơi riêng của mỗi đôi. Đây là nét văn hóa đẹp của đồng bào Khmer", ông Lê Đông, ngụ TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang nói.
Còn anh Hải, nhiếp ảnh gia đến từ TP.HCM cho hay anh theo đoàn từ TP.HCM xuống dự lễ hội đua bò được 2 lần. Lần trước anh theo bạn đi vội nên chưa chuẩn bị kịp như lần này.
"Từ sáng đến giờ, tôi chụp thỏa thích các hình ảnh đôi bò tranh đấu trên đường đua rất đẹp. Lễ hội này tranh đấu bằng năng lực, con bò nào mạnh sẽ thắng, không có mưu mẹo như các lễ hội mà tôi từng thấy", ông Hải nói.
Đến gần 12h, Ban tổ chức đã trao giải nhất cho đôi bò có số đeo 02 của ông Chau Thi, với phần thưởng là 10 triệu đồng, giải nhì 6 triệu đồng, giải 3 là 4 triệu đồng và giải khuyến khích là 1 triệu đồng. Đặc biệt, đội nào tham gia cũng được hỗ trợ 500.000 đồng/đôi bò đua. Toàn bộ chi phí do hội nhiếp ảnh tỉnh An Giang vận động.
Ông Huỳnh Phúc Hậu - chi hội trưởng Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh An Giang - cho biết lễ hội đua bò chùa Rô lần thứ 10 thu hút 24 đôi bò đến từ 2 huyện Tịnh Biên - Tri Tôn.
Từ ngày xưa, đua bò là một lễ hội dân gian của người Khmer. Nhưng hiện nay đua bò không chỉ dành riêng cho đồng bào Khmer, mà được đông đảo bà con người Kinh yêu thích và cùng tham gia thi đấu.
"Lễ hội đua bò chùa Rô được UBND Xã An Cư đứng ra tổ chức đã chỉnh chu, chuyên nghiệp hơn. Đây chính là mô hình xã hội hóa rất thành công có sự kết hợp giữa 3 nhà là "Nhà nước - nhà chùa - nhà tài trợ" trong việc bảo tồn và lan tỏa những di sản văn hóa đến khắp mọi nơi. Lễ hội đua bò đã mở đầu cho tết Sen Dolta của đồng bào Khmer", ông Hậu nói.
Bất chấp cảnh báo nguy hiểm, nữ du vẫn trèo lên mỏm đá Rùa trên đỉnh núi Pai Ya ở Thâm Quyến để chụp hình và bị trượt chân té ngã.
Theo thông tin từ gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tượng đồng Trịnh Công Sơn sẽ được khánh thành tại công viên Trịnh Công Sơn trên đường Trịnh Công Sơn, TP Huế vào 16h30 ngày 28-2.
Bạn có thể tự tay đánh mất cơ hội của mình nếu phạm phải 3 lỗi này khi viết hồ sơ xin việc.
Một cuộc thi hoa khôi cấp khu vực ở Altamira kết thúc trong thảm kịch sau khi cha một trong các thí sinh nổ súng vào ban giám khảo.
Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tâm Văn hóa – Thể thao quận Hải Châu, TP Đà Nẵng...
Sau 6 năm tiếp nhận robot da Vanci, Bệnh viện Bình Dân phối hợp với nhà cung cấp đào tạo tại chỗ 5 phẫu thuật viên và được cấp chứng chỉ quốc tế.
Bằng sự sáng tạo dựa trên công nghệ AR, nhóm sinh viên Cần Thơ đã đưa hình ảnh các làng nghề truyền thống của miền Tây và 12 linh vật trong văn học dân gian vào sách.
Với mong muốn phát triển mô hình kinh tế tại quê hương, chàng trai 32 tuổi ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi chồn hương tiền tỉ.
Xin tự thông báo năm nay em thấy mình đã đủ chín chắn để lập gia đình rồi.