'Học chữ quốc ngữ nhưng ông cha ta trăm năm trước vẫn gìn giữ sử ký nước nhà, vẫn không quên gốc Con Rồng cháu Tiên. Viện Viễn Đông Bác Cổ vẫn góp công giữ gìn văn hóa Việt Nam'...
Ý kiến trên do bạn đọc "văn tui" bình luận dưới bài viết Chữ quốc ngữ khiến người Việt bị đứt gãy về văn hóa? của Tuổi Trẻ Online.
Sau hơn 12 tiếng, bài viết này nhận cả trăm ý kiến của bạn đọc.
Đa phần bạn đọc cho rằng chữ quốc ngữ cũng có những thế mạnh, lợi ích của riêng nó nên được phổ cập rộng rãi hơn.
Bạn Nguyễn Thanh Song bày tỏ: "Vấn đề chữ quốc ngữ hiện nay đã ăn sâu trong tầng lớp dân tộc qua cả hàng thế kỷ.
Chúng ta đào xới làm gì với những tranh luận lạc lõng về chữ Hán, chữ quốc ngữ! Chúng ta phải đi về phía trước chứ không thể nào mà đi thụt lùi...".
Thậm chí, bạn Trần Đăng Hiến nhấn mạnh rằng "chữ quốc ngữ đã giúp cho dân tộc Việt Nam bước vào thời kỳ mới tươi sáng hơn".
Theo bạn Phạm Vũ Trân, hiện nay, người Việt dùng kí tự Latin làm cho sự hội nhập dễ dàng hơn rất nhiều. Thay vì phải đầu tư để học hai bộ kí tự thì chúng ta có thể thay bằng việc học thêm một ngôn ngữ quốc tế khác.
Bạn Tên Tôi nói: "Tôi tán thành ý của Trân! Nhờ dùng ký tự Latin mà mình hội nhập dễ dàng hơn rất nhiều!".
Độc giả Diện Giao thì thấy rất tự hào khi Việt Nam có chữ viết riêng: "Văn hóa không hề bị đứt gãy bởi chữ viết, chữ viết chỉ là một phần của văn hóa thôi, xin đừng hiểu lầm!".
Bình luận của bạn đọc Trần Thanh Thành nhận nhiều tương tác nhất với hơn 200 lượt bày tỏ cảm xúc:
"Chữ quốc ngữ đã phổ cập rộng rãi không cần bàn cãi hay phải đặt điều gì nữa...".
lvng****@gmail.com chia sẻ: "Chữ quốc ngữ chỉ cần tập trung học ba tháng đã có thể đọc hiểu được. Còn nếu để học, đọc và hiểu được chữ Hán, chữ Nôm thì có lẽ phải mất khá nhiều thời gian, về mặt lợi ích đã rõ rồi nên không cần phải mất thời gian nghiên cứu tranh cãi để làm gì".
Bạn Thanh viết: "Chữ vậy là ổn rồi! Đừng lôi kéo quá khứ chi cho phức tạp!".
Theo độc giả Lão nạp, việc thay đổi chữ viết sẽ tiện lợi hơn, còn về bản chất, người Việt không thay đổi ngôn ngữ:
"Chúng ta đâu có nói tiếng Pháp hay tiếng Anh. Còn ai muốn nghiên cứu thư tịch cổ thì đi học chữ Hán, Nôm...".
Theo bạn đọc Hiếu, xét về quan điểm thay đổi chữ viết là thay đổi ngôn ngữ thì đây là quan điểm sai bởi chữ viết chỉ là phương tiện để diễn đạt ngôn ngữ mà thôi.
Còn bạn Đức đặt câu hỏi: "Có nên chăng phải đưa ra đề tài nghiên cứu theo kiểu: "quả trứng có trước hay con gà có trước" như thế?"
Kiến ThứcHệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đầu tư xây dựng trường đại học tổng hợp Tâm Anh tại Long An góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Long An và cả nước.1 Theo Quyết định 315/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức thẩm định Hồ sơ và thẩm định thực tế Đề án thành lập Trường Đại học Tâm Anh tại tỉnh Long An theo quy...
Ba ngư dân khi lặn đánh bắt ở độ sâu 14m ở Trường Sa thì bị giảm áp, được đưa vào đảo Sinh Tồn Đông cấp cứu.
Người đàn ông 58 tuổi nằm trên phao bơi ở bờ biển New Taipei và ngủ quên, bị sóng đánh ra biển 19 giờ trước khi được cứu sống.
Bé trai 3 tuổi đang chơi thì bị hai con chó becgie nhà hàng xóm, mỗi con nặng khoảng 25 kg, tấn công vỡ thận phải, tình trạng nguy kịch.
Ngày 8-11, tại TP.Pleiku, ấn phẩm Mực Tím - báo Tuổi Trẻ, tổ chức chương trình trao học bổng Vì tương lai Việt Nam cho học sinh tỉnh Gia Lai.
Gần đây, mỗi lần gặp nhau, tôi hay nói chuyện về gia đình cũ của mình với bạn gái.
Gặp lại chị Nguyễn Trần Thùy Dương sau 6 năm kể từ ngày bé Hải An qua đời, người mẹ giờ đây đã khoác trên mình chiếc áo của chuyên viên truyền thông Ngân hàng Mắt, Chi hội vận động hiến tặng mô tạng, bộ phận cơ thể người Việt Nam.
Thái Lan ghi nhận biến chủng phụ của Omicron là KP.2 gia tăng nhanh chóng, vượt qua chủng chiếm ưu thế trước đây là JN.1.
Bệnh viện Nhi đồng 2 vừa được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện ghép thận, gan từ người hiến sống hoặc chết não ngay tại bệnh viện, thay vì phụ thuộc vào các nơi khác.