Ở miền núi Nam Trà My, Quảng Nam xuất hiện hàng loạt ca sốt phát ban ở trẻ phải nhập viện điều trị.
Ngày 4-2, ông Mai Văn Mười – giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho hay sở đã nhận được báo cáo nhanh của Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My về tình hình sốt phát ban ở trẻ em của xã Trà Leng.
Trong dịp Tết Ất Tỵ, Trạm Y tế xã Trà Leng tiếp nhận một số trẻ bị sốt phát ban, trong đó từ ngày 31-1 đến 2-2 (từ mùng 3-5 Tết) tiếp nhận 8 trường hợp trẻ có triệu chứng sốt, ho và phát ban.
Ngay trong Tết, Trung tâm Y tế huyện đã cử cán bộ xuống xã Trà Leng giám sát, vận động gia đình có trẻ bị ốm ra trạm y tế và trung tâm để điều trị.
Thông tin nhanh về các ca bệnh sốt phát ban ở trẻ em xã Trà Leng, tính từ trong Tết đến chiều 4-2, đã tiếp nhận điều trị 43 trẻ (từ 1-12 tuổi) có triệu chứng sốt phát ban.
Tại Trung tâm Y tế huyện tiếp nhận 31 trẻ, đã điều trị khỏi bệnh ra viện 8 trẻ, còn điều trị 23 trẻ (mới nhập viện ngày 3-2). Tình trạng chung của trẻ là tỉnh táo, ăn uống được ổn định.
Tại Trạm Y tế xã Trà Leng tiếp nhận điều trị 12 trẻ, đã điều trị khỏi 6 trẻ, hiện còn 6 trẻ điều trị (mới nhập trạm trong 2 ngày qua).
Tình trạng chung của trẻ tỉnh táo, ăn uống được ổn định. Trong số trẻ bị bệnh có trẻ đã được tiêm vaccine sởi, có trẻ chưa tiêm và có trẻ chưa đủ tháng tiêm. Chẩn đoán ban đầu xác định các trường hợp bệnh nhi trên bị sốt phát ban.
Trung tâm Y tế huyện cũng thông tin về các trường hợp tử vong trong dịp Tết tại xã Trà Leng.
Theo báo cáo của y tế thôn bản thôn 3, xã Trà Leng, có 2 trường hợp là nam, tên N.H.D. (7 tuổi) và N.T.T. (3 tuổi) bị tiêu chảy ba ngày trước Tết, nhân viên y tế thôn bản có vào nhà tư vấn, hướng dẫn ra trạm khám nhưng chủ hộ không nghe theo. Hai cháu bị mất nước suy kiệt, tử vong trong ngày mùng 1 và 2 Tết.
Ông Mười cũng cung cấp thông tin rằng 2 ca tử vong này không liên quan đến các trẻ bị sốt phát ban mà mất do tiêu chảy mất nước, không phát ban.
Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My đã tập trung triển khai các giải pháp để phòng, chống dịch bệnh, tiếp tục tiếp nhận các trẻ ốm về Trạm Y tế xã Trà Leng và Trung tâm y tế huyện cách ly, điều trị.
Tập trung điều trị tốt các trẻ đang nhập viên, rà soát các trường hợp chưa tiêm vaccine sởi đã đủ tháng để tiến hành tiêm vaccine sởi sau khi điều trị ổn định.
Ngay trong chiều 4-2, đoàn công tác của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam đã lên xã Trà Leng để giám sát, xác minh, hỗ trợ Trung tâm, Trạm Y tế xã và hướng dẫn, chỉ đạo công tác chuyên môn tiếp theo.
Sốt phát ban là tình trạng sốt có kèm theo nổi các nốt màu đỏ trên da, thường gặp ở trẻ em, song cũng có thể xảy ra với người lớn. Sốt kèm phát ban toàn thân có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, virus, ký sinh trùng, nấm, thuốc, bệnh tự miễn.
Bởi khu này đã làm xong trụ móng và bỏ hoang. Quảng Ngãi 'năm lần bảy lượt' nói chủ đầu tư cung cấp hồ sơ xác định giá trị tài sản nhưng không xong.
Chỉ một thời gian ngắn nữa Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, một trong số những bệnh viện lâu đời nhất ở Việt Nam sẽ kỷ niệm 120 năm thành lập.
bài viết này cung cấp thông tin về ung thư miệng, một loại ung thư phát triển trong miệng do tế bào chia không kiểm soát. bài viết nêu lên các triệu chứng, nguyên nhân và tùy chọn điều trị của bệnh, cũng như các liên kết để tìm hiểu thêm và hỏi bác sĩ.
Tính đến tuần 23, đã phát hiện thêm nhiều ổ dịch sốt xuất huyết mới. Số ca mắc bệnh sởi xác định tích lũy là 16 ca dương tính, trong đó phần lớn các ca đều chưa tiêm vắc xin ngừa sởi.
bài viết cung cấp thông tin về ung thư bàng quang, một loại ung thư phổ biến, phát triển trong bàng quang tiết niệu. bài viết nêu lên các triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị và các câu hỏi để hỏi bác sĩ của bệnh nhân. bài viết cũng có các liên kết đến các nguồn tham khảo khác.
Tại Bến Tre, trong năm 2023 có 12 ổ dịch bệnh dại được phát hiện và công bố dịch, 5 người chết vì bệnh dại.
Dù đang bị đình chỉ hoạt động nhưng 'cơ sở thẩm mỹ' ở quận 10, TP.HCM vẫn tiếp tục làm đẹp cho khách hàng. Tất cả nhân viên không có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.
Ngành y tế Hà Tĩnh đang khẩn trương làm rõ nguyên nhân nhiều người dân bị côn trùng đốt gây ngứa, mẩn đỏ để sớm xử lý nguồn bệnh.
Bệnh nhi bị nặng nhất trong vụ ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai đã tử vong sau gần 1 tháng hồi sức tích cực tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM.