Sáng 24-2, dù trời mưa rét, nhưng vẫn có hàng ngàn người dân đội mưa đến phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội) để lễ phủ trong ngày rằm tháng Giêng.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, càng về thời điểm buổi trưa, dòng người đổ về phủ Tây Hồ càng đông đúc, khiến lối đi vào phủ, không gian bên trong phủ chật kín người.
Cùng chồng và con đi lễ phủ Tây Hồ từ sáng, chị Nguyễn Thị Thanh Tâm (Hà Nội) nói: "Năm nào mình cũng tới lễ phủ vào ngày rằm tháng Giêng để cầu chúc một năm bình an cho gia đình và những người thân yêu.
Năm nay mình thấy người đến lễ phủ rất đông nhưng không còn tình trạng lộn xộn, xô đẩy chen lấn như mọi năm, người ăn xin cũng không còn.
Công tác an ninh tại phủ cũng được đảm bảo khá tốt khi có rất nhiều công an túc trực nên khiến mình cũng yên tâm và tâm được tịnh hơn khi hành lễ".
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trương Tiến Hồi - trưởng tiểu ban quản lý di tích phủ Tây Hồ - cho biết để đảm bảo an toàn cho người dân đi lễ phủ, đơn vị đã phối hợp với công an quận Tây Hồ bố trí lực lượng tực trực tại các điểm ra vào, thờ tự để sẵn sàng xử lý khi có các sự cố không mong muốn.
"Nhờ vậy, đến nay chưa ghi nhận một trường hợp nào tới phủ bị mất tài sản hay bị móc túi" - ông Hồi thông tin.
Đồng thời, phủ cũng cấm người dân đốt hương bên trong nơi thờ tự để hạn chế nguy cơ cháy nổ. Ngoài ra, theo ông, phủ Tây Hồ cũng cấm việc mang mã, hình nhân thế mạng vào phủ đốt, thay vào đó, chỉ cho phép đốt tiền vàng.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, nhờ áp dụng việc thu tiền vé gửi xe không dừng với xe ô tô, không dùng tiền mặt đối với xe máy, nên đã giải quyết được dứt điểm được tình trạng "chặt chém" vé gửi xe khi người dân tới lễ phủ Tây Hồ.
Nhà bên sông Đầm thường xuyên ngập lụt, ông Châu Văn Cư kết thùng phuy nhựa loại 500 lít thành bè để cất giữ tài sản và làm phương tiện cứu hộ khi mưa lũ.
Chiều tối 13.11, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng tiếp tục phát đi văn bản cảnh...
UBND tỉnh Bến Tre quyết định đầu tư dự án Kè chống sạt lở bờ sông Giao Hòa, có chiều dài khoảng 800m, với kinh phí đầu tư dự kiến...
Đồng bằng sông Cửu Long cần khoảng 13.400 tỉ đồng để xử lý 63 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển nguy hiểm với tổng chiều dài 240km.
Mưa lớn trên diện rộng đã ảnh hưởng sinh hoạt đời sống người dân các tỉnh duyên hải miền Trung trong suốt ngày 13.11. Tại Quảng Nam , mưa lũ...
Quảng Nam - Mưa lớn kéo dài khiến đất đá sạt lở, làm sập một nhà dân ở huyện Đại Lộc, nhiều tuyến đường ở huyện này cũng bị ngập...
Sự cố sạt lở nghiêm trọng trên tuyến Quốc lộ 20, đoạn qua đèo Bảo Lộc mới đây khiến ba CSGT hy sinh và một người dân tử vong lần nữa rung hồi chuông cảnh báo về môi trường. Nguyên nhân sạt lở liên tiếp Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, chuyên gia địa chất TS Nguyễn Thành Vạn (Tổng hội Địa chất Việt Nam) cho hay, những vùng đồi núi bị sạt lở tại Lâm Đồng có đặc điểm chung là lớp vỏ phong hóa dày, tính chất bở rời rất cao. “Do phong hóa...
Ngày 13.11, toàn bộ trẻ mầm non, học sinh, học viên trên địa bàn TP Đà Nẵng được nghỉ học vì dự báo mưa lớn có thể gây ngập úng...
Với xu hướng trên, các địa phương, đặc biệt là người dân cần đề phòng tình trạng ít mưa dẫn đến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước trong những tháng đầu năm 2024 trên phạm vi toàn quốc.