Những tác phẩm ảnh sinh động này còn như một món quà tri ân những công lao to lớn của các thế hệ chiến sỹ, những người Bộ đội Cụ Hồ đã, đang tham gia xây dựng và bảo vệ quần đảo Trường Sa của Tổ Quốc.
"Bộ đội Cụ Hồ-Người chiến sỹ Hải quân" là chủ đề cuộc trưng bày ảnh do Hội Nhà báo Hải Phòng phối hợp với Câu lạc bộ Ảnh báo chí Hải Phòng tổ chức, ngày 10/6.
Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023) và kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2023).
Được sự quan tâm và cho phép của Cục Chính trị Quân chủng Hải quân, Hội Nhà báo Hải phòng đã cử 6 nghệ sỹ nhiếp ảnh là hội viên Câu lạc bộ Ảnh báo chí Hải Phòng tham gia các đoàn công tác đi thăm, thâm nhập sáng tác về đề tài "Bộ đội Cụ Hồ-Người chiến sỹ Hải quân" tại quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DKI trong tháng 5/2023.
Sau chuyến đi, các nghệ sỹ nhiếp ảnh, hội viên Câu lạc bộ Ảnh báo chí Hải Phòng đã có nhiều tác phẩm ảnh được đăng tải trên các phương tiện thông tin ở trung ương và địa phương, góp phần tuyên truyền hiệu quả về chủ đề "Hướng về biển đảo quê hương" do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo và phát động.
Những tác phẩm ảnh sinh động này còn như một món quà tri ân những công lao to lớn của các thế hệ chiến sỹ, những người Bộ đội Cụ Hồ đã, đang tham gia xây dựng và bảo vệ quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc.
Anh Phạm Trung Đức, một trong số nghệ sỹ nhiếp ảnh tham gia chuyến công tác tại Trường Sa vừa qua chia sẻ đối với mỗi người dân Việt Nam được đến thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DKI nói chung và đặc biệt là được tác nghiệp chụp ảnh ở Trường Sa luôn là niềm ao ước một lần trong đời. Hành trình đến với mỗi hòn đảo ở Trường Sa ai cũng đều có cảm xúc đặc biệt mà tác nghiệp ở đất liền không ai có.
Đến với Trường Sa là cơ hội để anh Phạm Trung Đức và các thành viên đoàn công tác được tiếp xúc với quân và dân Trường Sa, được phản ánh cuộc sống, tinh thần các chiến sỹ ở nơi đảo xa qua ống kính nhiếp ảnh. Mỗi một nhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh khi được thấy những hình ảnh như vậy đều hết sức xúc động. Vì giữa nơi đảo xa, nơi nghìn trùng sóng vỗ nhưng mọi người vẫn đoàn kết, tạo nên không khí ấm cúng tình thân, dù còn nhiều khó khăn.
Để có được những bức ảnh tư liệu quý giá về Trường Sa, Nhà giàn DKI là cả một sự kỳ công với công sức lao động vất vả, khó khăn. Song, với tình yêu quê hương, yêu biển đảo, bản thân anh Phạm Trung Đức cũng như mỗi một nhà báo khi đến với các đảo đều cố gắng thể hiện tốt nhiệm vụ ghi lại những tấm ảnh đẹp để mang về đất liền tuyên truyền, cổ vũ, lan tỏa về ý chí kiên cường, những hy sinh gian khổ của nhân dân và cán bộ chiến sỹ đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc...
Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Hải Phòng Nguyễn Anh Tú cho biết thời gian qua, Hội Nhà báo Hải Phòng đã có nhiều nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ do Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng và Hội Nhà báo Việt Nam chỉ đạo và hướng dẫn.
Hội đã có nhiều hoạt động thiết thực như tổ chức trao các ấn phẩm báo Tết và những phần quà tặng quân, dân tại huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cát Hải, quận Đồ Sơn, Lữ đoàn 147 Hải quân; huy động kinh phí tặng các gia đình nạn nhân chất độc da cam dioxin tại huyện Tiên Lãng; phối hợp với Ban Liên lạc Hội truyền thống Bộ đội Trường Sa (Lữ đoàn Công binh 83 Hải quân) tổ chức chương trình Giao lưu Ký ức Trường Sa - Hướng về biển đảo quê hương; phối hợp với Quân chủng Hải quân tạo điều kiện cho các hội viên Hội Nhà báo Việt Nam tại thành phố Hải Phòng tham gia các đoàn công tác của Trung ương và thành phố Hải Phòng ra thăm và tuyên truyền cổ vũ, lan tỏa hình ảnh đẹp của những người lính nơi biên cương Tổ quốc./.
Chị Liên, 27 tuổi, thường xuyên nghe âm thanh giống nhịp thở trong tai, tưởng mắc bệnh ù tai, bác sĩ phát hiện phì đại cuốn mũi dưới.
Zachary Thacher rời New York về làm trang trại và nghĩ sẽ không bao giờ quay lại thành phố, nhưng điều này chỉ kéo dài bốn tháng.
Tất cả hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay của Voepass đều thiệt mạng sau khi rơi xuống bang Sao Paulo chiều 9/8.
Nhiều người đã không khỏi xúc động khi nghe câu chuyện cậu bé Phạm Hữu Phát được thỏa ước nguyện 'làm lính cứu hỏa' như cha cậu - liệt sĩ Phạm Phi Long (Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ quận Bình Tân, TP.HCM) - từng làm.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt ở di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, nơi từng chứng kiến chia cắt hơn 20 năm của đất nước, kết hợp với biểu diễn drone và bắn pháo hóa mở đầu cho Lễ hội Vì hòa bình lần thứ nhất của tỉnh Quảng Trị.
Nhiều giọt nước mắt đã rơi khi theo dõi chương trình cầu truyền hình 70 năm Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng.
Các nghệ nhân, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số của Làng nghề Gốm truyền thống Bàu Trúc đã có những sáng kiến phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và thu hút du khách.
Đổng Minh Anh mất khả năng đứng thẳng, phải đi lại bằng tứ chi, bị coi như 'người ngoài hành tinh' nhưng chưa từng đầu hàng số phận.
Trước tình trạng cây cầu cũ bị nước lũ xói mòn gây nguy hiểm, đoàn viên thanh niên xã Tri Lễ (Quế Phong, Nghệ An) và các lực lượng chức năng đã đổ bê tông làm mới cầu tràn, đảm bảo an toàn cho học sinh, người dân đi lại.