Nhiều người đã không khỏi xúc động khi nghe câu chuyện cậu bé Phạm Hữu Phát được thỏa ước nguyện "làm lính cứu hỏa" như cha cậu - liệt sĩ Phạm Phi Long (Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ quận Bình Tân, TP.HCM) - từng làm.
Đại úy Phạm Phi Long hy sinh trong lần làm nhiệm vụ chữa cháy giữa đêm 7-9-2017. Giữa khói lửa mù mịt, anh Long và đồng đội lao vào khống chế để ngọn lửa không lan sang nhà kế bên.
Thế rồi, sàn nhà lầu 1 bất ngờ đổ sập, anh Long ra đi khi bé Hữu Phát mới gần 2 tuổi.
Ngọn lửa được khống chế nhưng anh cũng bị tước đi mạng sống. Tin sét đánh về người anh hùng chống giặc lửa dội về trong đêm. Người vợ trẻ Nguyễn Thị Hồng Phượng chết lặng, nhìn cậu con thơ đang say giấc nồng. Lúc ấy, chị đang mang thai đứa con gái thứ hai.
Ký ức của cậu bé 2 tuổi luôn lẩn khuất đâu đó bóng hình cha với bộ đồ bảo hộ của lính chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Lớn hơn cảm nhận phần nào công việc của ba, Phát cũng muốn trở thành người lính cứu hỏa như cha.
"Phát quấn ba từ nhỏ. Ngoài giờ công tác, ba Phát luôn dành thời gian đưa con đi chơi. Nhưng giờ giấc của ba thì bất kể lúc nào, cứ nhận lệnh là lao đi nhanh nhất có thể. Mỗi lần kể về ba, Phát nghe và luôn mơ ước trở thành chiến sĩ công an như ba", chị Phượng kể.
Câu chuyện về nhọc nhằn, nguy hiểm song lính cứu hỏa luôn có mặt ở nơi nguy nan nhất để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của dân cứ đi vào suy nghĩ của Phát. Chính tấm gương quả cảm của ba và đồng đội đã truyền cho cậu niềm cảm hứng, cháy lên ước mơ làm lính cứu hỏa.
Mới đây, Phát là một trong 240 "chiến sĩ nhí" được cán bộ, chiến sĩ Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Công an TP.HCM) đưa đến đơn vị để được trải nghiệm chương trình "Một ngày làm lính cứu hỏa".
Qua một ngày tìm hiểu công việc, tập cả điều lệnh, đội ngũ, được trực tiếp cầm vòi rồng xịt nước vào đám cháy, Phát cảm nhận rõ hơn sự hy sinh, công việc mà ba và các chú đã làm. "Con thích và từ lâu đã ước lớn lên sẽ thành người lính cứu hỏa như ba", Phát nung nấu ước mơ.
Chị Phượng kể con trai từng xem bộ phim về câu chuyện người lính cứu hỏa anh dũng hy sinh trong một lần làm nhiệm vụ nhưng cậu bé không hề sợ hãi mà như càng quyết tâm nối nghiệp ba.
Mỗi lần con nói về ước mơ, người mẹ trẻ lại động viên con hãy gắng học thật tốt, khuyến khích con cứ nuôi dưỡng ước mơ để mai này hiện thực nó.
"Được trải nghiệm cùng các anh, các chú, được khoác lên mình bộ quân phục người lính cứu hỏa, con về nhà kể cho mẹ và em nghe rất say sưa", chị Phượng nói.
Qua chương trình, Phát cùng các bạn nhỏ được huấn luyện kỹ năng thoát hiểm trong sự cố cháy nổ, được trải nghiệm công việc của những chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
Chương trình không chỉ giúp các bạn nhỏ có thêm kỹ năng trong cuộc sống mà còn hiểu hơn về công việc của người lính phòng cháy chữa cháy với hình ảnh quen thuộc bên chiếc xe màu lửa, tiếng còi hú vang mỗi khi vào nhiệm vụ. Ở đó, họ sẵn sàng quên thân mình vì người khác.
Xúc động khi biết câu chuyện của Hữu Phát được chính những đồng đội của ba em hướng dẫn, thiếu tá Nguyễn Viết Hùng - phó đội trưởng Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên sông (Phòng PC07), đã làm bài thơ Mầm xanh tặng cậu bé và các "chiến sĩ nhí" tham gia chương trình hôm ấy.
Bài thơ có những câu thế này: Sáng nay nô nức rừng hoa trẻ/ Bạn nhỏ quây quanh đứng thẳng hàng/ Tranh nhau đồ cháy cầm lăng giá/ Phun nước tứ tung nắng chẳng màng/ Ngày hội trại hè lính cứu hỏa/ Hăm hở xung phong áo chỉnh tề/ Tay lăng tay giá vòi hoa nở/ Tuổi trẻ măng non ước nguyện thành/ Sáu năm trôi qua nhanh như thuở/ Bạn mới hy sinh dựng bóng hình/ Con trẻ năm 2 nay đã 8/ Nguyện tiếp bước cha dựng nước nhà/ Chữa cháy bao năm lòng không mỏi/ Hy sinh mất mát chí chẳng lùi/ Con trẻ theo cha nghề chữa cháy/ Chờ ngày tôi luyện chí thành công.
Đại úy Đỗ Ngọc Đức - bí thư Đoàn Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ TP.HCM - cho biết ngoài chính sách của Nhà nước dành cho con của liệt sĩ, Đoàn thanh niên Công an TP.HCM và phòng thường xuyên chăm lo cho cậu bé sớm mồ côi cha này.
Vợ và con liệt sĩ Phạm Phi Long được xây tặng ngôi nhà tại huyện Bình Chánh (TP.HCM). Tuy nhiên hiện chị Phượng đang thất nghiệp do đã đóng cửa tiệm thuốc tại Long An để tiện chăm sóc, đưa đón hai con đi học.
"Cùng với hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước, tôi đang sắp xếp tìm kiếm công việc phù hợp để lo cho hai con ăn học đến nơi đến chốn, và sẽ luôn động viên con trai nuôi dưỡng ước mơ nối nghiệp thành lính cứu hỏa như ba mình", chị Phượng bộc bạch.
Gần 30 chiếc thuyền hoa trang trí rực rỡ cùng phần đua thuyền hấp dẫn trên sông Dinh khiến nhiều người dân, du khách reo hò, thích thú.
Trong “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” trường THCS Nam Thanh, huyện Nam Đàn (Nghệ An), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và lãnh đạo bộ, ban, ngành, thiếu nhi Nghệ An cùng cất vang hát bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”.
Tôi theo mẹ buôn bán hàng khô ở chợ, một phần do tôi không đủ điểm vào trường cấp 3 của huyện, hơn nữa sau tôi còn 2 đứa em, một trai mới 10 tuổi và một bé gái út mới cắp sách đến trường, nên tôi quyết định nghỉ học, nhường thu nhập ít ỏi của bố mẹ cho các em tiếp tục kiếm cái chữ mà tìm tương lai. 20 tuổi tôi phải lòng Nguyên, anh là lái xe bỏ hàng khô cho tiểu thương trong chợ. Nguyên hơn tôi 6 tuổi, dáng vâm váp, khoẻ mạnh, tính tình hiền...
Tại lễ khởi động Tháng Thanh niên 2024, Ban thường vụ Tỉnh Đoàn Kon Tum đã xác lập 15 chỉ tiêu trọng tâm, xuyên suốt triển khai dịp cao điểm và các sự kiện lớn của tỉnh cũng như quốc gia.
Malaysia đã phát hiện thêm 12 ca COVID-19 nhiễm dòng biến thể phụ XBB.1.16 (Arcturus) của virus SARS-CoV-2, biến thể này lần đầu tiên được phát hiện ở Malaysia vào tháng 3.
Sáng 20/9, Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Cao Bằng khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029 chính thức khai mạc phiên trọng thể. Đây là ngày hội lớn của tuổi trẻ các dân tộc quê hương cách mạng Cao Bằng.
Anh Nguyễn Tường Lâm - Bí thư T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam đề nghị, trong nhiệm kỳ tới, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Tuyên Quang chú trọng công tác lựa chọn cán bộ Hội có năng lực, có tình yêu với công tác Hội từ cán bộ Đoàn, vừa phải tập hợp được vào tổ chức Hội các cá nhân tiêu biểu, có uy tín trong thanh niên.
Cả triệu tân sinh viên khắp thế giới chuẩn bị trải nghiệm lần đầu sống xa gia đình. Không chỉ ở Việt Nam, các bạn trẻ quốc tế cũng đối diện hai chữ 'nhớ nhà'.
Hơn 13,7 nghìn hoạt động hỗ trợ nâng cao khả năng ngoại ngữ và 871 hoạt động đối ngoại thanh niên đã được các cấp bộ Đoàn triển khai nhằm hỗ trợ khả năng ngoại ngữ, hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi Việt Nam. Trong đó, có nhiều hoạt động quy mô cấp toàn quốc.