Mới đây, đoạn video bà mẹ tảo tần ngồi ăn lẩu cùng ông cụ bán vé số được cô con gái quay lại khiến dân mạng chia sẻ mạnh tay vì quá xúc động.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Nhữ Thị Thu Nguyệt (học sinh Trường THPT Chu Văn An, TP. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk) xác nhận, cô chính là chủ nhân của đoạn clip nói trên.
Tối 28-6, bà Nhữ Thị Nga (mẹ Nguyệt) đưa con gái đi ăn lẩu mừng thi xong môn thi cuối cùng. Khi họ ăn được nửa nồi, có một ông lão bán vé số mời mua. Bà Nga thấy vậy mua ủng hộ ông 1 tờ. Cô con gái cho biết, nhà cô không khá giả, nếu không đã mua luôn 10 tờ.
Khi mua xong, bà Nga thấy ông đứng đó liền hỏi: "Ông ăn gì chưa?". Ông bảo chưa ăn gì. Thế là hai mẹ con Nguyệt mời ông vào ngồi ăn chung với hai mẹ con.
"Lúc đó, ông vui lắm. Tuy cuộc sống có khó khăn nhưng nụ cười vẫn luôn nở trên môi ông. Tôi thấy ông già rồi mà còn phải vất vả mưu sinh nên rất thương. Lúc múc lẩu, tôi lựa hết những gì ngon nhất bỏ vô bát ông. Còn ông thì ngại, bảo: ‘Thôi con, đầy rồi, đầy rồi’. Tôi cứ múc cho đến khi nào không còn chỗ mới thôi.
Nhìn ông ăn mà trong lòng có cảm giác vui vẻ chưa từng có. Cảm giác cho đi yêu thương đúng thật hạnh phúc mà’, cô con gái chia sẻ.
Nguyệt cho biết, cô đăng clip này lên mạng xã hội chỉ là muốn lưu giữ lại hình ảnh đẹp làm kỷ niệm, cũng như lan tỏa năng lượng tích cực cho mọi người. Cô nghĩ rằng nếu may mắn được nhiều người biết thì sẽ có nhiều người nữa cùng góp phần giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như ông cụ.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hoàn cảnh của hai mẹ con Thu Nguyệt rất khó khăn. Mẹ Nguyệt bị tàn tật chéo, tay phải, chân trái bị teo vì vậy sức khỏe cũng yếu hơn người bình thường. Khả năng đi lại của bà hạn chế.
Từ khi học lớp 6, Nguyệt sống trong trung tâm bảo trợ tỉnh Đắk Lắk. Đây là nơi nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt như mồ côi cha mẹ, không có người thân…
"Nhà tôi ở huyện Ea H’Leo, cách trung tâm 76km. Mỗi năm, mẹ chỉ lên thăm 1-2 lần. Có năm mẹ không lên do phải ở nhà phụ việc. Tôi 1 năm được về nhà 2-3 lần, lâu nhất là dịp Tết và hè. Còn lại khi nào nghỉ từ 3-4 ngày trở lên tôi mới về với mẹ.
Hôm tôi thi, mẹ khăn gói từ nhà lên trường thi đợi con thi xong. Mẹ lo nên ngồi đợi, còn lúc đưa đi thi đã có các cô chú trong trung tâm lo", Nguyệt kể.
Trong mắt cô con gái, mẹ là người phụ nữ tuyệt vời nhất trên thế giới. Bằng tất cả tình thương, sự tử tế của mình, bà vừa làm cha, vừa làm mẹ, nuôi nấng dạy bảo, dành tất cả mọi thứ tốt nhất cho Nguyệt. Dù bà có phải nhịn ăn, nhịn uống, chịu khổ cũng không bao giờ để con phải khổ.
Bên cạnh giúp đỡ cụ ông kể trên, bà Nga còn giúp đỡ nhiều người khác. Tuy không phải điều gì to lớn nhưng trong khả năng có thể, bà đều sẽ giúp.
"Mỗi lần mẹ lên thăm, tôi thường dẫn mẹ đi dạo phố, ăn quán vỉa hè. Mỗi lần như vậy, tôi và mẹ đều bắt gặp hoàn cảnh tương tự như ông cụ. Lần nào mẹ cũng đều mua vé số ủng hộ, dù trong túi không có nhiều tiền, mẹ vẫn giúp", cô kể.
Lần nào bà Nga xem chương trình từ thiện trên Youtube cũng nước mắt ngắn dài. Bà đều nói với con: "Nè con, con xem người ta khổ chưa nè. Mình khổ 1, người ta khổ 10. Sau này, đi đâu gặp ai khổ, mình cũng phải giúp đỡ người ta nha con. Có bao nhiêu giúp bấy nhiêu, chứ mẹ nhìn thấy mẹ tội quá".
Mỗi lần, cô con gái đi học xa nhà về, bà thường bảo con mang áo trắng, đồ đi học về cho người ta, do sợ người khó khăn không có đồ mặc. Cái nào mới, còn mặc được cứ mang về cho mẹ. Những điều nhỏ nhặt ấy thôi nhưng làm cô gái trẻ rất cảm động.
"Nhờ có mẹ, tôi mới có được ngày hôm nay. Tôi biết ơn và yêu mẹ rất nhiều", Nguyệt nói.
Nguyệt dự định chọn ĐH Kinh tế hoặc ĐH Sư phạm làm nơi học tập vì đây là những trường có nhiều học bổng cho sinh viên, học phí rẻ. Cô chọn trường công để mẹ đỡ lo về khoản học phí, cũng như bớt được nỗi ưu phiền của mẹ.
"Tôi không có bố. Mẹ chịu khổ nhiều nên tôi thương mẹ lắm. Cảm ơn mẹ đã mặc kệ sự gièm pha để sinh ra con. Con yêu mẹ rất nhiều. Con sẽ cố gắng nhiều hơn nữa, thay đổi cuộc đời hai mẹ con mình bằng chính đôi tay của con", cô gái chia sẻ.
Mỗi lần nhìn thấy kim tiêm, dao mổ, Tâm lại nghĩ đến ba lần phẫu thuật đau như chết đi sống lại từ 5 năm trước để thoát khỏi hình hài 'không thuộc về mình'.
Món chè người Hoa có tên 'cáy xỉa thằng', nghĩa là 'phân gà', được tiệm ở quận Tân Phú bán vào rằm và mồng một mỗi tháng với hơn 500 phần một ngày.
Một du khách có tầm ảnh hưởng trên mạng ở Trung Quốc đối mặt án phạt và bị trục xuất, thậm chí cấm nhập cảnh vào Thái Lan vì video chê khu đèn đỏ Bangkok.
TP - Những năm gần đây, giới trẻ Trung Quốc bắt đầu mong muốn tìm được “tình yêu đích thực” trên các app hẹn hò trực tuyến.
Nhận thấy lợi ích từ lá cây thốt nốt, anh Nguyễn Vũ Linh (29 tuổi, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đã tạo ra những bức tranh nghệ thuật, mang tính thẩm mỹ cao.
Vượt qua nhiều đội thi xuất sắc, Đoàn Thanh niên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội giành giải Nhất cuộc thi hùng biện Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh năm 2023 dành cho sinh viên Thủ đô có 9 đơn vị tranh tài. Giải nhất đã thuộc về Đoàn Thanh niên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Nhờ tận dụng kết nối thông tin qua mạng xã hội, nhiều người lao động chân tay, nông dân… biết được thông tin và tích cực tham gia hiến máu...
Căn cứ đề nghị của Bộ Giao thông vận tải và UBND TP.HCM, Bộ Tài chính đã ban hành quyết định điều chuyển hai nhịp cầu đường sắt Bình Lợi về UBND TP.HCM quản lý, bảo tồn.
Trong không khí tưng bừng của buổi lễ khai giảng năm học mới 2024-2025, chị Nguyễn Phạm Duy Trang – Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư đã tới dự, trao nhiều phần quà ý nghĩa cho Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (TP.Pleiku), Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành (huyện Chư Sê, Gia Lai).