Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô, nhiều nhạc sĩ như Nguyễn Văn Hiên, Lê Vinh Phúc, Kiều Tấn Minh, Phạm Hoàng Long... sáng tác ca khúc mới về thủ đô Hà Nội.
Chiều 6-10, Chi hội sáng tác 2 - Hội Nhạc sĩ Việt Nam tại TP.HCM tổ chức chương trình Nhịp điệu phương Nam lần thứ 26 với chủ đề Hà Nội mãi trong tim ta.
Đây là một trong những hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2024).
Chương trình giới thiệu những sáng tác mới về Hà Nội của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, Lê Vinh Phúc, Kiều Tấn Minh, Phạm Hoàng Long, Cao Hoàng, Thảo Linh, Ngọc Sáng, Quang Minh, Vũ Huy Tiến, Phương Huỳnh…
Các ca khúc mới có giai điệu tươi vui, rộn ràng, cũng có ca khúc nồng nàn, tha thiết ngợi ca về thủ đô Hà Nội từ xưa đến nay.
Trong các ca khúc ấy, người nhạc sĩ nhắc đến những đặc trưng của Hà Nội như: hồ Gươm, hồ Tây, cầu Thuê Húc, cầu Long Biên, sông Hồng, bầu trời Ba Đình, 36 phố phường, tàu điện trên không…
Hay các nhạc sĩ còn mô tả về tiết trời đỏng đảnh của Hà Nội như cơn mưa phùn, mùa đông rét căm, mùa thu Hà Nội hay mùi hoa sữa lưu luyến lòng người hoặc tạo cảm giác khó chịu cho người ngửi.
Ngoài ra, hương hoa bưởi, hoa loa kèn, đào Nhật Tân… cũng được các nhạc sĩ nhắc đến trong các sáng tác.
Đó là Chiều qua cầu Long Biên (nhạc và lời Nguyễn Văn Hiên), Hà Nội em mùa thu (nhạc Quang Minh, thơ Nhật Anh Nguyễn), Hà Nội chiều không anh (nhạc Vũ Huy Tiến, thơ Nhật Anh Nguyễn), Lỗi hẹn với hồ Gươm (nhạc Kiều Tấn Minh, thơ Đỗ Thị Hoa Lý);
Phố nhỏ tìm em (nhạc Nguyễn Văn Hiên, thơ Trần Thiện Hà), Mai anh về Nam phương (nhạc Cao Hoàng, thơ Thiên Hà), Khúc lãng mạn Hà Nội (Lê Vinh Phúc);
Em có về Hà Nội (nhạc Phương Huỳnh, thơ Lương Duyên Thắng), Duyên dáng bầu trời Hà Nội (Thảo Linh), Tháng mười Hà Nội (nhạc Ngọc Sáng, thơ Trần Tấn Ngô).
Đặc biệt, nhạc sĩ Phạm Hoàng Long có một sáng tác ấn tượng về Hà Nội dù anh chưa một lần đặt chân đến thủ đô - đó là ca khúc Hà Nội trong trái tim em.
Bài hát có đoạn: "Chưa một lần em ra thăm Hà Nội/ Chưa một lần em mặc áo mùa đông/ Hà Nội trong em là cả một trời yêu thương/ Có phải chăng, em say mùa thu đến thế/ Hà Nội ơi, Hà Nội trong trái tim em…".
Hay ca khúc Cơn bão đi qua do nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên phổ nhạc từ thơ của ông Trần Thiện Hà.
Ca khúc ngợi ca tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên cây xanh không quản khó khăn, nguy hiểm đi dọn dẹp cây xanh ngã đổ do cơn bão số 3 đi qua.
Đó còn là hình ảnh bữa cơm vội để tiếp tục ra hiện trường dựng lại cây đổ ngã.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên nói với Tuổi Trẻ Online: "Tôi có nhiều ca khúc sáng tác về Hà Nội. Sắp tới, tôi sẽ phát hành 36 ca khúc về Hà Nội trên YouTube".
Táo Quân 2024 đụng chạm nhiều 'điểm nóng', cố gắng đưa lại một số trend, câu nói nổi tiếng mạng xã hội. Tuy nhiên, hiệu ứng chương trình không bùng nổ, nhiều khán giả mong dàn diễn viên cũ trở lại. Đó cũng là phản ứng được dự báo trước.
Kỷ nguyên số mở ra những cơ hội lớn cho báo chí truyền thông nói chung và phát thanh nói riêng. Việc tận dụng nền tảng số để đưa thông tin đến với công chúng là cơ hội rất lớn. Tuy nhiên, các đài phát thanh cũng đã và đang phải đang đương đầu với các thách thức đến từ sự phát triển chóng mặt của các nền tảng số hiện đại, sự kỳ vọng từ khán thính giả, sự thay đổi hành vi người dùng, điều đó bắt buộc phải thay đổi cho hợp xu thế, ngoài phát thanh...
Cách đây 13 năm, vào ngày 21/10/2010, trong lễ bế mạc LHP Quốc Tế Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, MC - nhà báo kỳ cựu Lại Văn Sâm đã khiến dư luận đứng hình khi “ngẫu hứng dịch sai lời” của nam diễn viên Ngô Ngạn Tổ. Cụm từ “ngẫu hứng dịch sai” là lời bình của tờ Tuổi Trẻ sau khi chờ đợi một tuần, mà người trong cuộc vẫn quyết tâm im lặng. Cho tới hơn một năm sau, MC Lại Văn Sâm mới trải lòng cùng người hâm mộ và truyền thông, rằng...
Dù về cuối cùng nhưng quyết tâm hoàn thành cuộc đua dưới cơn mưa xối xả của chân chạy Bou Samnang đã thu hút cả đất nước Campuchia và còn nhận được sự khen ngợi từ Quốc vương, Thủ tướng Hun Sen. Video quay lại cảnh Bou Samnang khóc sướt mướt sau khi vượt qua vạch đích đã lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. “Bây giờ, tôi có thể nói rằng tôi đã trở thành người nổi tiếng” - cô gái Khmer 20 tuổi nói tại sân vận động MorodokTecho, nơi mà nơi những...
Khay trà, tẩu thuốc và bộ sách chữ Hán được hậu duệ của vua Hàm Nghi hiến tặng cho Huế và Quảng Trị.
Nghệ sĩ Bích Thuận là nghệ sĩ cùng thời với NSND Phùng Há, Năm Châu, Bảy Nam, Kim Chung… Bà sinh ở tỉnh Bắc Ninh, quê hương của những điệu hát quan họ. Lúc lên 10 tuổi, bà và em gái là Tường Vi gia nhập gánh hát Đồng Ấu Nhật Tân Ban của ông Bầu Tài ở Hà Nội. Thời đó ở Hà Nội có phong trào hát cải lương theo điệu nhạc tài tử miền Nam, có người gọi là gánh hát cải lương hát theo điệu Sài Gòn, nghĩa là trong tuồng có ca vọng cổ Bạc Liêu, ca các bài...
'Cửu Long Thành Trại: Vây thành' đậm đặc chất nam tính truyền thống nhưng không độc hại: nghĩa tình huynh đệ, đền ơn báo oán và là sự tiếp nối của các thế hệ điện ảnh Hong Kong.
13 năm kể từ thành công của “Chuyện tình cây táo gai”, sự nghiệp của Đậu Kiêu, Châu Đông Vũ có nhiều khác biệt.
Náo nhiệt, sôi động, phấn khích, rộn ràng, lung linh, rực rỡ là những cảm xúc bùng nổ, đã làm nên sức nóng của một đêm 'Giáng sinh diệu kỳ' trên Đại lộ phố 3/2 (Imperia Grand Plaza Đức Hòa, Long An) trong tối 24-12.