'Cửu Long Thành Trại: Vây thành' đậm đặc chất nam tính truyền thống nhưng không độc hại: nghĩa tình huynh đệ, đền ơn báo oán và là sự tiếp nối của các thế hệ điện ảnh Hong Kong.
Cửu Long Thành Trại: Vây thành (Twilight of the Warriors: Walled In) là phim hành động võ thuật xã hội đen Hong Kong quy tụ dàn sao rực rỡ của điện ảnh Hong Kong nhiều thế hệ.
Họ là: Cổ Thiên Lạc, Hồng Kim Bảo, Nhậm Hiền Tề, Quách Phú Thành, Lâm Phong, Lưu Tuấn Khiêm, Huỳnh Đức Bân, Ngũ Doãn Long, Hồ Tử Đồng, Trương Văn Kiệt...
Vai chính của phim thuộc về Lâm Phong và Cổ Thiên Lạc. Nhưng kịch bản đã khéo léo sắp xếp sao cho tất cả diễn viên đều có đất diễn đáng kể và để lại ấn tượng riêng cho khán giả.
Sự đa dạng của nền điện ảnh thế giới với ngày càng được mở rộng về mọi khía cạnh, trong đó có những cách diễn đạt và biểu hiện giới.
Trong bối cảnh đó, những bộ phim xã hội đen Hong Kong với nội dung giải quyết ân oán giang hồ và đề cao tình huynh đệ trượng nghĩa như Cửu Long Thành Trại: Vây thành ngày càng trở nên hiếm hoi, và cũng trở thành một màu sắc riêng góp phần vào bức tranh đa dạng đó.
Tính nam đậm đặc trong bộ phim không chỉ thể hiện ở dàn diễn viên toàn là nam giới, đó còn là tinh thần, ý chí đầy nam tính mà phim truyền tải.
Nam tính thể hiện các màn đấu đá võ thuật nảy lửa, tình huynh đệ, tình thầy trò hay tinh thần "lấy ơn trả ơn, lấy oán báo oán"; giữa những cuộc đấu đá của xã hội đen vẫn coi trọng sự an nguy của người dân thường.
Tính nam hay xã hội đen không đồng nghĩa với lạnh lùng hay máu lạnh.
Những người đàn ông dù xù xì, gai góc và sứt sẹo vì ân oán giang hồ những vẫn yêu thương phụ nữ và trẻ con...
Nhân vật Trần Lạc Quân (Lâm Phong) và ba người huynh đệ vẫn phẫn nộ đến mức phải hành động khi thấy một phụ nữ bị đánh đến chết thảm.
Những nét tính nam này không gây cảm giác cổ hủ, độc hại nhưng vẫn rất truyền thống, được truyền tải qua các mẫu nhân vật không quá mới mẻ so với nền điện ảnh Hong Kong nhưng được diễn xuất rất tốt.
Điều này khiến người xem nhận ra có những giá trị của tính nam truyền thống vẫn nên được gìn giữ giữa một thế giới đa dạng.
Tương tự, Cửu Long Thành Trại: Vây thành là minh chứng cho thấy điện ảnh Hong Kong, cụ thể ở đây là dòng phim xã hội đen Hong Kong, rất cần được lưu giữ và phát huy các giá trị của nó giữa một nền điện ảnh toàn cầu không ngừng vận động và thay đổi.
Vai ông trùm Long Quyển Phong - người cưu mang và bảo vệ Trần Lạc Quân - là lựa chọn đúng đắn của Cổ Thiên Lạc. Anh lùi lại phía sau nhưng lại tỏa sáng nhiều hơn.
Sau một màn thanh toán giang hồ đẫm máu trong quá khứ, Long Quyển Phong quản lý Cửu Long Thành Trại, khu dân cư đông đúc ngoài vòng pháp luật ở khu Tân Cửu Long, Hong Kong. Ngoài đời, nơi này tồn tại từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thập niên 1990.
Vốn là pháo đài quân sự trong chiến tranh, nơi đây được cải tạo thành khu dân cư với giai đoạn cao điểm lên đến 35.000 dân. Trong lịch sử, quá trình dỡ bỏ Cửu Long Thành Trại diễn ra từ năm 1993 đến 1994.
Những căn nhà xếp chồng chằng chịt, các bức tường cũ kỹ và cánh cửa xếp rỉ sét. Những nùi dây điện chằng chịt và các quán ăn món Hoa dày đặc, liên tục nổi lửa.
Những con hẻm nhỏ bẩn thỉu với cống rãnh và những vũng nước. Con nghiện vật vã trong góc tường. Đứa con gái nhỏ chờ mẹ làm gái điếm "tan ca". Những phận người dưới đáy xã hội nương tựa nơi đây.
Có hai phiên bản Cửu Long Thành Trại được dựng để quay phim. Các đạo cụ như băng video, album, tạp chí, tivi... được lấy từ năm 1980.
Toàn bộ dàn diễn viên tập luyện một năm để chuẩn bị cho các cảnh chiến đấu. Kinh phí của phim là 300 triệu HKD (gần 40 triệu USD).
Bối cảnh Cửu Long Thành Trại: Vây thành đậm tính nghệ thuật so với một phim thương mại và đậm đặc chất Hong Kong.
Toàn thành bị bao trùm bởi tông màu xám tối trong phần lớn thời lượng phim, chỉ có thêm màu sắc và ánh nắng trong cảnh cuối cùng.
Trong phim, khi Cửu Long Thành Trại được bảo vệ bởi uy nghiêm của ông trùm Long Quyển Phong, những phe cánh xã hội đen khác từng e sợ không dám xâm phạm nơi này.
Nhưng phim cũng như đời, và cũng như Long Quyển Phong chiêm nghiệm: tre sẽ già và măng sẽ mọc.
Trong phim, Long Quyển Phong truyền lại tinh thần trượng nghĩa và ý chí chiến đấu cho bốn người đàn em. Còn ngoài đời, thế hệ của Cổ Thiên Lạc, Hồng Kim Bảo, Nhậm Hiền Tề, Quách Phú Thành... cũng nhường lại tâm điểm của màn ảnh cho Lâm Phong, Lưu Tuấn Khiêm, Hồ Tử Đồng, Trương Văn Kiệt...
Nhạc phim bi tráng và có những lúc nhẹ nhàng, bình yên bất ngờ so với nhịp điệu dữ dội.
Điện ảnh Hong Kong có vĩ đại trở lại hay không, khi thế hệ hào quang cũ đã già, Cổ Thiên Lạc cũng đã 54 tuổi? Câu trả lời là cần có thêm những bộ phim như Cửu Long Thành Trại: Vây thành để tạo nên sự chuyển giao của một kỷ nguyên.
Sau Cửu Long Thành Trại: Vây thành, Cổ Thiên Lạc hiện có... 11 dự án phim đang chờ ra mắt. Trong đó có 5 dự án đang làm hậu kỳ, 6 dự án ở giai đoạn tiền sản xuất. Năm nay, ngoài tham gia Cửu Long Thành Trại với vai trò diễn viên chính, anh còn là giám đốc sản xuất phim hoạt hình ăn khách của Hollywood - The Garfield Movie.
Là diễn viên hàng đầu, nổi lên từ thời hoàng kim của điện ảnh Hong Kong, trong mấy thập niên qua Cổ Thiên Lạc đã xây dựng "đế chế" của mình từ cả việc đầu tư, sản xuất và là doanh nhân có ảnh hưởng trong ngành giải trí. Theo Variety, Công ty One Cool Group của anh là thế lực thống trị trong ngành điện ảnh châu Á.
“Nam thần thanh xuân' Hứa Quang Hán đóng vai sát thủ bí ẩn khiến khán giả tò mò, mong đợi.
Nghệ sĩ Nhân dân Tạ Bôn - một trong hai giáo sư violin đầu tiên của Việt Nam - qua đời ở tuổi 82 vì bệnh ung thư.
Sau màn lật mặt phũ phàng của Nghĩa (Quang Sự), Ngân Hà (Hồng Diễm) dù rất đau khổ nhưng vẫn gắng gượng để chăm sóc cho bố và chuẩn bị đối đầu với gã chồng bội bạc. Trong tập 13 của phim Trạm cứu hộ trái tim, Hà gặp Nghĩa và tuyên bố: 'Anh đã mất bao công chuẩn bị như vậy, mất bao thời gian, lập ra bao kế hoạch thì tôi và bố tôi, dù chỉ còn một chút hơi tàn cũng không bao giờ để cho anh đạt được mục đích đâu'. Preview phim 'Trạm cứu hộ trái tim'...
Phim Đất rừng phương Nam, Xích lô được đề cập trong hội thảo Một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam như một ví dụ để nghiên cứu lý luận phê bình điện ảnh.
Sao Trung Quốc Bao Thượng Ân bị khán giả chê nhõng nhẽo, khờ khạo, không có vẻ sắc sảo của Hoàng Dung trong 'Anh hùng xạ điêu'.
Đông đảo người dân xếp hàng hai bên đường để tiễn đưa NSƯT Vũ Linh. Lực lượng bảo vệ, dân quân tự vệ xuất hiện dày đặc đảm bảo tang lễ diễn ra ổn định.
Khoa Pug xuất hiện trên fanpage của một tạp chí Mỹ và thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Cụ thể, hình ảnh ảnh đôi chân của anh bất ngờ xuất hiện trên fanpage của tạp chí GQ Mỹ. Một tạp chí dành cho nam giới được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1931. Tạp chí thường đưa tin về nhiều chủ đề như thời trang, du lịch và công nghệ. Nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới đã xuất hiện trên trang bìa của tạp chí này. Theo dõi DAN trên: ✅ YOUTUBE ► http://bit.ly/DienAnhNet ✅WEBSITE ►http://www.dienanh.net ✅FACEBOOK►https://www.facebook.com/dienanh.net Và còn rất nhiều chương trình hay và hấp dẫn khác bạn nhớ đón xem nhé !
Đọc bài gốc tại đây.
Tác phẩm mới nhất của vua hài Trung Quốc Thẩm Đằng 'Trảo Oa Oa' đang càn quét phòng vé.
'Trẻ concert' là chương trình được tổ chức tại 7 đại học thuộc khu vực TPHCM. Các ngôi sao Đức Phúc, Quốc Thiên, Nguyễn Trần Trung Quân, Erik biểu diễn cho các bạn sinh viên.