41 bệnh viện công, 42 bệnh viện tư, 1 phòng khám đa khoa, 30 trung tâm y tế và Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội sẵn sàng trực cấp cứu.
Sở Y tế yêu cầu giám đốc các đơn vị triển khai lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị thực hiện việc đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Công tác khám chữa bệnh bảo đảm thường trực 4 cấp. Danh sách cán bộ trực được niêm yết tại các khoa, phòng. Có kế hoạch về phòng chống cháy nổ, thảm họa, tai nạn hàng loạt; phòng chống rét cho người bệnh; sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới khi cần thiết.
Sở Y tế yêu cầu dự trữ đủ thuốc, máu, dịch truyền và các phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cấp cứu, khám chữa bệnh; bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ.
Trường hợp người bệnh trái tuyến, trái chuyên khoa, cơ sở y tế cần xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác.
Đồng thời, có phương án tiếp nhận người bệnh, ứng phó với tai nạn, ngộ độc, cấp cứu hàng loạt có thể xảy ra trong dịp Tết như: tai nạn giẫm đạp tại các điểm du lịch tập trung đông, tai nạn giao thông do rượu bia, đánh nhau do rượu bia, pháo nổ, vũ khí vật liệu nổ tự chế, ngộ độc thực phẩm.
Bên cạnh đó, các đơn vị thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Trung ương và thành phố trong công tác phòng, chống dịch bệnh; giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố. Kịp thời lấy mẫu xét nghiệm và chẩn đoán sớm tác nhân gây bệnh, triển khai xử lý triệt để không để dịch bệnh lan rộng.
Các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết. Phối hợp với các đơn vị liên quan kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm cũng như các dịch bệnh lây truyền qua đường thực phẩm.
Đối với công tác hỗ trợ vận chuyển người bệnh, cấp cứu ngoại viện, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội thường trực bố trí nhân lực, phương tiện đảm bảo công tác cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh an toàn. Sẵn sàng ứng trực, phối hợp xử trí trong các tình huống khẩn cấp, thiên tai, thảm họa; phối hợp, hướng dẫn các đơn vị trong việc đáp ứng cấp cứu ngoại viện.
Ngoài ra, các đơn vị tổ chức thăm hỏi và tổ chức đón Tết cho người bệnh còn điều trị tại bệnh viện, chú ý đối tượng người bệnh nghèo, người bệnh thuộc đối tượng chính sách. Đặc biệt, chú ý tuân thủ đúng, đầy đủ các quy trình chuyên môn, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, giao tiếp, ứng xử ân cần, hòa nhã.
UBND TP HCM phê duyệt đề án phát triển công nghiệp dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, là bước khởi động quan trọng để thành phố sớm lập khu công nghiệp y dược tập trung đầu tiên cả nước.
Thái Lan đang sửa đổi luật cho phép các cặp đôi nước ngoài sử dụng dịch vụ mang thai hộ ở nước này.
15 năm trước, căn bệnh ung thư máu ập đến khiến gia đình anh Phạm Văn Thuấn (quê ở Ứng Hòa, Hà Nội) kiệt quệ tới mức phải bán nhà để theo đuổi hành trình điều trị.
Cơ quan công an đã vào cuộc vụ một bệnh nhân tử vong sau khi phẫu thuật thay van tim tại Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột.
Việc tiếp xúc với tiếng ồn kéo dài sẽ gây tổn hại đến sự phát triển thính giác và nhận thức của trẻ sơ sinh.
Thấy dưới da mặt, tay, bụng, lưng, chân,… nổi lên hình dạng như giun bò, nam thanh niên đi khám và được các bác sĩ phát hiện mắc nhiều loại ký sinh trùng.
Gần đây, ngày càng nhiều thủ đoạn lừa gạt tinh vi nhắm vào người bệnh. Trong đó, có việc mạo danh bác sĩ, mạo danh bệnh viện.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế Vĩnh Phúc tập trung cấp cứu, điều trị kịp thời cho 336 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa ngày 14-5.
Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện công khai đường dây nóng, ghi nhận thông tin phản ảnh của người dân.