TP - “Với 712 dự án chậm tiến độ thành phố rà soát hồ sơ rất kỹ, bởi có những dự án đã tồn tại vài chục năm. Mỗi dự án một số phận, không dự án nào giống dự án nào nên không thể áp cả được mà phải xét từng dự án cụ thể”, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nói.
Tiến độ "rùa bò"
Hiện có nhiều dự án chậm triển khai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân, như Dự án xây dựng công trình thu gom nước thải sông Lừ, thuộc Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá thành phố Hà Nội được khởi công năm 2020. Theo phê duyệt, gói thầu sẽ thi công tuyến cống bao và các giếng, hố ga… đi qua sông Lừ, sông Sét, với tổng chiều dài toàn tuyến 7,6 km qua các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa.
![]() |
Thi công ga ngầm đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội tại khu vực ngã tư Kim Mã - Núi Trúc thuộc Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội |
Dự án đoạn qua quận Hoàng Mai đến nay vẫn ngổn ngang vật liệu xây dựng, có nơi đã trở thành điểm tập kết rác thải tự phát. Chị Lê Thị Vân, cư dân vùng dự án, nói rằng, năm 2020, khi dự án triển khai, nhà thầu đã đào đường, lắp đặt hệ thống cống thoát nước. Tuy nhiên, khi dự án dừng đột ngột, nhiều đoạn đường tại đây bị đào xới, trời mưa thì lầy lội, trơn trượt; trời nắng thì bụi bặm mù mịt.
Theo thường trực HĐND TP Hà Nội, hiện có nhiều dự án chậm tiến độ, như tuyến đường sắt đô thị quy hoạch 10 tuyến với 413km, mới thực hiện được 2 đoạn tuyến với 27km, đạt khoảng 6,5% quy hoạch. Hệ thống xe buýt nhanh quy hoạch 11 tuyến với 316km, mới thực hiện được 1 tuyến Cát Linh - Yên Nghĩa với 14km, đạt 4,4% quy hoạch. Theo thống kê của Sở KH&ĐT Hà Nội, hiện có 712 dự án chậm tiến độ; nguyên nhân chính là do công tác GPMB, tiến độ giải ngân vốn. Ngoài ra, còn do năng lực nhà thầu, sự phối hợp của chính quyền địa phương.
Đại diện Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp Hà Nội cho biết, một trong những nguyên nhân khiến dự án chậm triển khai là do năng lực nhà thầu yếu kém. Vì vậy, chủ đầu tư đã chấm dứt hợp đồng với nhà thầu. Chủ đầu tư đang tổ chức đấu thầu lại để lựa chọn nhà thầu thi công mới, tiếp tục triển khai dự án.
Dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa gồm 2 hạng mục chính là cụm công trình đầu mối và tuyến kênh dẫn La Khê. Dự án được khởi công cuối năm 2015, với tổng mức đầu tư 7.466 tỷ đồng. Sau 5 năm thi công, đến tháng 1/2020, Trạm bơm Yên Nghĩa được đưa vào vận hành tiêu úng. Tuy nhiên, phần kênh La Khê phục vụ dẫn nước cho trạm bơm vẫn chưa hoàn thiện, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước của các quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm... Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, khó khăn lớn nhất của dự án là vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB).
Sẽ thu hồi
Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến dự án chậm tiến độ. Trong đó, hầu hết các dự án chậm tiến độ đều phải điều chỉnh nhiều lần, thậm chí có dự án phải điều chỉnh 5-6 lần, mỗi lần lại mất một khoảng thời gian. Ngoài ra, việc GPMB gặp nhiều khó khăn do khiếu kiện, khiếu nại. Trong khi đó, mỗi dự án lại có đặc thù và tùy từng loại đất thì lại quy định thời gian khác nhau, thủ tục khác nhau. Một số nguyên nhân khác là khó khăn thi công, di chuyển hạ tầng kỹ thuật, giá vật liệu xây dựng tăng cao, dịch Covid-19...
Đối với các dự án chậm tiến độ, thành phố đã phối hợp với chủ đầu tư làm rõ nguyên nhân, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ. Với các dự án không thể triển khai, chuyển đổi, thành phố sẽ thu hồi.
Tại phiên chất vấn, Kỳ họp thứ 14 của HĐND TP Hà Nội được tổ chức ngày 7/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thành phố đang tập trung giải quyết các nhóm vấn đề. Tinh thần của thành phố là tháo gỡ, thúc đẩy có điều kiện, còn dự án nào không “đi” được nữa thì phải thu hồi.
Ngày 29.12, Công an TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk thông tin, vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với 1 đối...
Ngày 8/10, hết 15 ngày kháng cáo bản án sơ thẩm kể từ ngày tuyên án, TAND TP HCM không nhận được đơn kháng cáo của bị cáo Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam, tỉnh Bình Dương). TAND TP HCM đã nhận được đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Đặng Anh Quân (45 tuổi, tiến sĩ luật, giảng viên Trường đại học Luật TP.HCM) và 3 bị cáo: Lê Thị Thu Hà (31 tuổi, nhân viên Công ty CP Đại Nam), Nguyễn Thị Mai Nhi (40...
Tỉnh Quảng Bình yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo nhà thầu thi công khu tái định cư, khu nghĩa trang, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc-Nam.
Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đang tạm giữ để điều tra, làm rõ về 2 phương tiện vận chuyển cát không rõ nguồn gốc xuất xứ, trên tuyến sông Đồng Nai.
'Làm như thế nào là việc của chúng mày', lời khai của cựu kế toán trưởng AIC về chỉ đạo gắt gao của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Cục Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy và Cứu nạn Cứu hộ đưa ra một số khuyến cáo về việc tổ chức sạc xe điện ở chung cư nhằm ngăn ngừa nguy cơ cháy, nổ khi sạc xe điện.
Dương Thị Thanh (73 tuổi, tạm trú Gia Lai) sau khi vay mượn 4 cá nhân trên địa bàn huyện Đak Đoa với tổng số tiền 13,9 tỷ đồng đã bỏ trốn. Đối tượng vừa bị công an bắt giữ tại quê nhà ở Thanh Hoá.
Sau gần một ngày nghị án, chiều 6/3, TAND TP Hà Nội tuyên án với bị cáo Trương Quang Việt (cựu Giám đốc CDC Hà Nội); Lê Minh Tuyến (cựu Trưởng Phòng tài chính CDC Hà Nội) tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Trước khi HĐXX tuyên án, bị cáo Lê Minh Tuyến cho biết đã nộp thêm 80 triệu đồng để khắc phục hậu quả vụ án. HĐXX nhận định, 'hành vi của các bị cáo là rất nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho nhà nước. Trong đó, bị cáo...
Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh - chiến trường Điện Biên Phủ, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.