Ngày 6/10, Thủ tướng Slovakia Robert Fico tuyên bố, chừng nào ông còn lãnh đạo chính phủ nước này, các thành viên của đảng Phương hướng-Dân chủ xã hội của ông trong Quốc hội sẽ không ủng hộ việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Gọi Ukraine là 'lý do bùng nổ Thế chiến III', Thủ tướng Slovakia tuyên bố không cho phép Ukraine gia nhập NATO |
Ukraine đang đếm từng ngày để gia nhập NATO. (Nguồn: Shutterstock) |
Báo Politico đưa tin, phát biểu trên đài phát thanh và truyền hình quốc gia Slovakia, ông Fico khẳng định: “Tư cách thành viên NATO không thể đạt được theo cách một nhóm người nào đó đến và nói rằng bạn sẽ ở trong NATO".
Tin liên quan |
Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine? Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine? |
Một quốc gia muốn được gia nhập NATO phải được quốc hội của tất cả các thành viên khác trong khối phê chuẩn đơn gia nhập liên minh quân sự này.
Thủ tướng Slovakia khẳng định: "Chừng nào tôi còn là người đứng đầu chính phủ Slovakia... tôi sẽ chỉ đạo các nghị sĩ Quốc hội dưới quyền không bao giờ chấp nhận tư cách thành viên NATO của Ukraine, vì đây là lý do bùng nổ Thế chiến Thứ III”.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng, Slovakia ủng hộ nguyện vọng của Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU), đồng thời nói thêm, Kiev sẽ phải tuân thủ nhiều điều kiện khác nhau để gia nhập khối và quá trình này có thể mất nhiều năm.
Hồi tháng 7, các nước thành viên NATO đã ra Tuyên bố Washington tại Hội nghị thượng đỉnh của liên minh ở thủ đô của Mỹ, trong đó nêu rõ những nỗ lực của họ nhằm cô lập Nga, củng cố sự hiện diện của khối quân sự này ở sườn phía Đông và tăng cường hỗ trợ an ninh cho Ukraine.
Tuyên bố cho biết, Kiev đang trên “con đường không thể đảo ngược” để trở thành thành viên NATO.
Hôm 3/10, hãng tin Ukrinform đưa tin, trong cuộc gặp với tân Tổng thư ký NATO Mark Rutte, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, nước này đang tập trung vào việc nhận được lời mời gia nhập liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương.
Ông Zelensky nhấn mạnh: "Hiện nay, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là nhận được lời mời gia nhập NATO. Đây là một bước tiến quan trọng, dù không dễ dàng đạt được. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu này". Ông cũng cho biết, ưu tiên thứ hai trong quan hệ với liên minh quân sự này là vấn đề vũ khí.
Về phần mình, ông Rutte khẳng định, Ukraine đang gần với NATO hơn bao giờ hết và Kiev "sẽ tiếp tục con đường này cho đến khi trở thành thành viên của liên minh.
Theo ông Rutte, gói hỗ trợ toàn diện của NATO, việc thiết lập trung tâm chỉ huy, đào tạo, cam kết tài chính và các thỏa thuận an ninh song phương với các nước thành viên đều là những quyết định giúp Ukraine mạnh mẽ hơn từng ngày, tương thích hơn với NATO và sẵn sàng hơn bao giờ hết để gia nhập liên minh quân sự này. Đây chính là việc xây dựng cầu nối để Ukraine gia nhập NATO.
Viện trợ vũ khí từng là công cụ để Mỹ gây sức ép chính trị với Israel, nhưng nó dường như ngày càng mất hiệu quả trong nỗ lực chấm dứt xung đột Gaza.
Tối 8-11, Chủ tịch nước Lương Cường rời Hà Nội, bắt đầu chuyến công tác nước ngoài đầu tiên với hai điểm đến là Chile và Peru.
Nga đăng ảnh hiện trường xe tăng Challenger 2 Ukraine nổ bay tháp pháo, dường như là chiếc bị UAV Lancet tập kích ở Kursk hồi tháng 8.
115 tù binh Nga được trao đổi với 115 tù binh Ukraine, trong thỏa thuận mới nhất do UAE làm trung gian đàm phán.
Quan chức Liên Hợp Quốc xác nhận một nhân viên UNDP cùng 75 người thân trong đại gia đình đã thiệt mạng trong trận tập kích của Israel ở Gaza.
Quan chức của Hezbollah khẳng định nhóm này chưa đụng độ trên bộ với quân đội Israel và chưa có binh lính Israel nào bước qua lãnh thổ Lebanon
Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lên tiếng phàn nàn về thông tin quân đội Triều Tiên được triển khai đến Nga, trong khi Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi tránh 'quốc tế hóa' cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.
Vụ xả súng nhà hát Crocus đặt câu hỏi về năng lực của an ninh Nga hiện nay sau nhiều năm nước này không xảy ra những sự kiện tương tự.
Cựu Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli, hiện là Chủ tịch đảng Cộng sản Nepal-Marxist Leninist thống nhất (CPN-UML), vừa được bổ nhiệm đứng đầu chính phủ liên minh mới tại quốc gia Nam Á này.