Giảng viên 'bán' bài báo khoa học gây tranh cãi

20:20 05/11/2023

Một PGS Toán học công bố nhiều bài báo quốc tế nhưng ký tên trường đại học khác với nơi công tác, làm dấy lên tranh cãi về liêm chính khoa học.

Ba ngày qua, cộng đồng khoa học xôn xao việc PGS.TS Đinh Công Hướng, giảng viên trường Đại học Công nghiệp TP HCM, thành viên Hội đồng ngành Toán, Quỹ Nafosted (Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ quốc gia), nộp đơn xin rút khỏi hội đồng này vì bị tố cáo vi phạm liêm chính học thuật.

Theo thống kê từ MathSciNet - cơ sở dữ liệu của Hiệp hội Toán học Mỹ, PGS Hướng có 42 công trình nghiên cứu khoa học. Trong đó, 13 công trình ông ký tên trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP HCM), 4 công trình đứng tên trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương). Thời gian thực hiện những nghiên cứu này, ông là giảng viên cơ hữu của trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định).

PGS Hướng thừa nhận sự việc, giải thích đã ký hợp đồng hợp tác nghiên cứu khoa học với hai trường nói trên. Theo ông, trường Đại học Quy Nhơn không cấm giảng viên cơ hữu ký hợp đồng nghiên cứu khoa học với trường khác nếu đã hoàn thành nhiệm vụ của trường. Do đó, khi hoàn thành định mức công việc, thậm chí thừa hàng nghìn giờ nghiên cứu, ông đã hợp tác nghiên cứu khoa học cho đơn vị khác xuất phát từ áp lực kinh tế gia đình.

"Để viết được một bài nghiên cứu rất khó, khổ, tốn nhiều công sức, trải qua nhiều công đoạn. Nhiệm vụ mình đã hoàn thành, công sức đổ ra nhiều như vậy, tôi cũng mong có thêm thu nhập", ông Hướng nói.

Mặt khác, ông cho biết không sử dụng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm của trường Đại học Quy Nhơn để thực hiện đề tài nghiên cứu cho đơn vị khác.

Trả lời VnExpress tối 4/11, PGS.TS Nguyễn Đình Hiền, Phó hiệu trưởng trường Đại học Quy Nhơn, cho biết PGS.TS Đinh Công Hướng đã công tác hơn 20 năm ở trường, mới chuyển công tác hồi tháng 3.

Theo ông Hiền, trường Đại học Quy Nhơn quản lý giảng viên theo quy định của Luật Viên chức. Giảng viên được ký hợp đồng với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị.

Ông Hiền nói trong thời gian ở trường Đại học Quy Nhơn, ông Hướng luôn được công nhận hoàn thành nhiệm vụ và định mức giảng dạy, nghiên cứu.

"Phía trường không hay biết việc PGS Hướng thực hiện nghiên cứu khoa học cho những đơn vị khác cho đến khi được báo chí phản ánh. Đây là lỗi sai rất đáng tiếc vì thầy Hướng không báo cáo với người đứng đầu", ông Hiền nói.

GS Ngô Việt Trung, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nguyên chủ tịch hội đồng ngành Toán của Quỹ Nafosted, nói về mặt pháp lý, tác giả ghi địa chỉ nơi khác có vẻ như không có tội gì nếu cơ quan chủ quản cho phép. Nhưng nơi "mua bài" thì đã ngụy tạo thành tích để đánh lừa xã hội và thu hút sinh viên vào học.

"Chuyện này bị quốc tế lên án. Tác giả ghi địa chỉ sai đã gián tiếp tham gia chiêu trò giả mạo thành tích, mang tính lừa đảo sao lại coi là không vi phạm liêm chính, nhất là khi đã biết dư luận lên án chiêu trò này", GS Trung nói, cho biết việc xử lý tùy theo cơ quan của nhà khoa học. Trên thế giới có trường hợp bị đuổi việc. Quỹ Nafosted và Hội đồng chức danh đều coi chuyện này là vi phạm liêm chính, nhà khoa học sẽ mất điểm và phiếu khi xét chức danh hay đề tài.

TS Trương Đình Thăng, thành viên hội đồng Quỹ Nafosted liên ngành Tâm lý và Giáo dục, dẫn một bài báo khoa học có 79 tác giả và 98 địa chỉ, cho rằng việc hợp tác nghiên cứu trên thế giới là phổ biến. Một tác giả có thể ghi nhiều tổ chức mà mình làm việc và hợp tác. Chỉ khi họ mạo danh tổ chức mà mình không có mối liên hệ hoặc hợp tác mới vi phạm.

"Khi được tài trợ nghiên cứu, việc ghi hoặc không ghi tên tổ chức tài trợ là do các điều khoản trong cam kết giữa hai bên. Liêm chính hoặc đạo đức trong nghiên cứu không thuộc phạm trù này", ông Thăng nói.

Ông nhìn nhận việc "mua bài" thông qua tài trợ nghiên cứu để tăng ranking (thứ hạng) nếu có thì trách nhiệm thuộc về những tổ chức làm việc này chứ không phải nhà khoa học. Còn các nhà khoa học cần có tài chính để thực hiện nghiên cứu. Điều quan trọng là nghiên cứu của họ có chất lượng như thế nào, đóng góp ra sao cho khoa học và cho sự phát triển của xã hội.

Còn GS Trương Nguyện Thành, giáo sư danh dự Đại học Utah, Mỹ, cho biết chỉ khi có những điều khoản quy định rõ ràng mới có đủ căn cứ xác định PGS Hướng có vi phạm hay không.

Với 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu tại Mỹ, GS Thành cho hay giữa các giáo sư và đại học ở Mỹ thường có một điều khoản trong hợp đồng, quy định khi làm việc toàn thời gian ở trường, tất cả kết quả nghiên cứu hay bài viết là tài sản trí tuệ của trường. Điều này đã trở thành một chuẩn mực, thước đo chung mà nếu làm trái, nhà khoa học bị coi là vi phạm liêm chính học thuật, hủy hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, một số trường chỉ trả lương 9 tháng mỗi năm nên cho phép các giáo sư cộng tác với doanh nghiệp hay các đơn vị nghiên cứu khoa học khác (không được quá ba tháng) để có thêm thu nhập. Nếu xuất bản bài báo nghiên cứu khoa học, họ phải ký tên cả trường mình và đơn vị cộng tác.

"Khi nói một ai đó vi phạm liêm chính khoa học thì phải dựa trên những thước đó, quy định rõ ràng. Thế nào là liêm chính khoa học? Những điều gì nhà khoa học không được làm? Tôi chưa thấy Việt Nam có quy định riêng về điều này. Phải chăng mọi người đang áp những tiêu chuẩn của nước ngoài lên các nhà khoa học trong nước", GS Thành nhận định.

PGS Nguyễn Đình Hiền cũng cho rằng trong bối cảnh liên kết nghiên cứu khoa học, đào tạo ngày càng phổ biến, cơ quan chức năng cần đưa ra quy định cụ thể về liêm chính khoa học.

"Trường hợp của PGS Hướng là điều đáng tiếc nhưng cũng cần nhìn theo chiều hướng tích cực, cho trí thức có điều kiện phát triển. Sau việc này, trường sẽ cân nhắc những quy định cụ thể hơn để quản lý đội ngũ", ông Hiền nói.

Lệ Nguyễn

Có thể bạn quan tâm
Cần xử lí thật nặng những người ép trò học thêm với mục đích “làm tiền”

Cần xử lí thật nặng những người ép trò học thêm với mục đích “làm tiền”

09:00 19/09/2023

Chuyện dạy thêm, học thêm vẫn luôn là chủ đề gây tranh cãi trong những ngày vừa qua. Sự việc càng thu hút bạn đọc quan tâm hơn sau loạt...

Phụ huynh than thở giáo viên giao quá nhiều bài tập về nhà cho học sinh

Phụ huynh than thở giáo viên giao quá nhiều bài tập về nhà cho học sinh

07:20 05/11/2023

Số lượng bài vở quá tải, nhiều kiến thức trong chương trình mới, là lí do khiến nhiều phụ huynh phải thức 'xuyên đêm' để cùng con hoàn thành bài...

Đáp án môn Toán mã đề 123 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 chính xác nhất

Đáp án môn Toán mã đề 123 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 chính xác nhất

17:30 28/06/2023

Đáp án môn Toán mã đề 123 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 được Lao Động cập nhật để thí sinh tham khảo.

Đà Nẵng khai mạc Festival khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Đà Nẵng khai mạc Festival khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

11:50 16/12/2023

Sáng 16.12, Sở Khoa học và Công nghệ TP Đà Nẵng phối hợp với Thành đoàn Đà Nẵng tổ chức khai mạc Festival Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và...

Thủ khoa thi lớp 10 TP HCM được 29,25 điểm

Thủ khoa thi lớp 10 TP HCM được 29,25 điểm

14:00 20/06/2023

Em Vũ Ngọc Bích trở thành thủ khoa trong kỳ thi lớp 10 ở TP HCM với tổng điểm 29,25/30.

Chất lượng giáo dục toàn diện ở Cần Thơ ngày càng được nâng lên

Chất lượng giáo dục toàn diện ở Cần Thơ ngày càng được nâng lên

13:40 15/11/2023

Ngày 15.11, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ tổ chức Họp mặt kỉ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 – 20.11.2023).

Hàng chục học viên kêu cứu vì thi tốt nghiệp xong nhưng không được cấp bằng

Hàng chục học viên kêu cứu vì thi tốt nghiệp xong nhưng không được cấp bằng

09:20 12/07/2023

QUẢNG BÌNH - Hàng chục học viên đang rơi vào tình cảnh bị mất quyền lợi, phải kêu cứu vì dù đã nộp đủ tiền học phí, đã thi tốt...

Khổ sở vì ô nhiễm không khí ở thủ đô Ấn Độ

Khổ sở vì ô nhiễm không khí ở thủ đô Ấn Độ

17:20 12/11/2023

Bé Ayansh Tiwari một tháng tuổi nằm khóc trên giường bệnh khi đeo mặt nạ khí dung, các bác sĩ cho biết bé bị ho nặng do tình trạng ô nhiễm không khí ở New Delhi.

Người nông dân Thủ đô bén duyên với cây chè trên vùng đất Tân Uyên

Người nông dân Thủ đô bén duyên với cây chè trên vùng đất Tân Uyên

11:00 09/10/2023

Sinh ra tại huyện Phúc Thọ (Hà Nội), năm 1977, ông Kim Văn Tân theo gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới tại xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, Lai Châu, và bén duyên với cây chè từ đó.

Co loi xay ra
Co loi xay ra