Một người lao động phổ thông cần tiếng Anh để làm gì mà bắt buộc phải thi tốt nghiệp?
Những tranh cãi thời gian gần đây xung quanh đề xuất loại Tiếng Anh khỏi môn thi bắt buộc kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn chưa có hồi kết. Có nhiều ý kiến phản đối phương án này với lập luận cho rằng "người Việt sẽ thụt lùi" nếu Tiếng Anh trở thành môn thi tự chọn. Họ cho rằng ngoại ngữ rất quan trọng trong bối cảnh hội nhập toàn cầu nên học sinh cần phải thi Tiếng Anh như một môn bắt buộc.
Cá nhân tôi không thật đồng tình với quan điểm này. Tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung đúng là quan trọng nhưng ai thực sự cần dùng đến nói mới nên học sâu. Ngày nay, các công cụ dịch thuật đã phát triển vượt bậc, chỉ cần một thao tác đơn giản là bạn có thể hiểu được nội dung một văn bản bằng mọi thứ tiếng trên thế giới.
Trong khi đó, dù là thời buổi hội nhập nhưng đâu phải ai cũng dùng đến ngoại ngữ trong quá trình làm việc. Ví dụ như một người lao động chân tay thì cần đến tiếng Anh để làm gì mà bắt buộc phải thi? Còn với những lao động cần chuyên môn cao thì mặc nhiên đầu vào và đầu ra đều phải có ngoại ngữ.
Thế nên, Tiếng Anh không nhất thiết phải là môn thi bắt buộc.Tất nhiên, ngoại ngữ vẫn nên được dạy như bình thường, còn việc có chọn thi tốt nghiệp môn này hay không là tùy thuộc vào mỗi học sinh. Chính việc quan trọng hóa tiếng Anh, cào bằng tất cả khiến nhà nhà đi học, người người đi học để lấy chứng chỉ IELTS như hiện nay.
Ở đây không phải là tôi không coi trọng tiếng Anh, nhưng không nhất thiết phải bắt ai cũng phải có ngoại ngữ. Đâu ai phỏng vấn lao động phổ thông bằng tiếng Anh, phải không? Với tôi nên bỏ những môn không thật cần thiết trong thi tốt nghiệp. Người ta cứ bảo không thi thì học sinh không học, nhưng nếu đầu vào các trường đại học tổ chức thi một cách nghiêm túc thì cần gì phải thi tốt nghiệp môn Tiếng Anh?
>>'Không thể loại Tiếng Anh khỏi môn bắt buộc thi tốt nghiệp THPT'
Bản thân tôi không phải người lười học Tiếng Anh. Tôi là sinh viên Bách Khoa, ra trường đã được 15 năm và làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thế nên tiếng Anh của tôi cũng không phải hạng kém cỏi gì. Tôi đi phỏng vấn xin việc và dùng tiếng Anh trong công việc mỗi ngày. Nhưng không phải ai cũng cần biết và sử dụng tiếng Anh nhiều như tôi, nên việc bắt buộc thi là không cần thiết.
Lao động chất lượng cao thì phải có tiếng Anh, thậm chí phải siết chặt đánh giá chất lượng đầu ra ở các đại học. Còn lao động phổ thông thì tiếng Anh nên là thứ khuyến khích chứ không nhất thiết phải giỏi đến mức cần thi. Đa số tiếng Anh dùng trong công việc vẫn dừng lại ở mức dịch thuật là chính, cái này đã có nhiều công cụ hỗ trợ. Còn tiếng Anh dùng để giao tiếp thì cũng chỉ có một bộ phận nhỏ người cần dùng mà thôi.
Có thêm một ngoại ngữ là điều tốt, nhưng nó không thể hiện chuyên môn của bạn giỏi. Trong khi đó, đi làm thứ cần nhất lại là chuyên môn nghiệp vụ. Không phải cứ giỏi ngoại ngữ thì bạn sẽ làm được việc. Chúng ta không nên làm cho nhau lầm tưởng rằng cứ có tiếng Anh là giỏi tất cả, mặc dù tôi đánh giá những người giỏi ngoại ngữ cũng có điểm mạnh.
Nên hiểu rằng trí thông minh chia thành nhiều loại, ngôn ngữ chỉ là một trong tám loại đó. Khuyến khích con giỏi ngoại ngữ là điều tốt, bởi nó sẽ hỗ trợ tốt cho những công việc dùng tiếng Anh nhiều. Nhưng nếu con bạn lựa chọn một công việc không dùng tiếng Anh thì không giỏi cũng không sao. Người Việt không nên thần thánh hóa tiếng Anh và biến nó thành môn thi tốt nghiệp bắt buộc.
>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
Đọc bài gốc tại đây.
Trường Sĩ quan Thông tin dự kiến tuyển 341 chỉ tiêu, Trường Sĩ quan Công binh dự kiến tuyển 251 chỉ tiêu, tuyển sinh trên cả nước.
Tin tức đáng chú ý: Tấp nập du khách lễ đền Trần trước giờ khai ấn; Tháng 1-2024 cả nước nhập gần 7.000 ô tô; Thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 16,4 tỉ USD trong tháng đầu năm...
Lực lượng an ninh Pháp đã bắt giữ 38 người di cư tìm cách vượt qua eo biển Manche trên một con thuyền nhỏ đến Anh sau khi họ xung đột với cảnh sát.
Bữa sáng được phục vụ cho sinh viên các trường đại học chỉ với giá 1.000 won (0,77 USD) là một trong những biện pháp mà chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ nhằm giảm gánh nặng tài chính cho sinh viên nước này.
Tính đến ngày 15.4, trên cả nước đã có hơn 30 trường đại học công bố điều kiện xét tuyển ( điểm sàn ) các phương thức sử dụng kết...
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay chỉ có một thí sinh được điểm 10 môn văn. Một thí sinh khác đạt tổng điểm 57,3, là thủ khoa kỳ thi. Cả hai đều ở Nam Định.
Thái Nguyên – Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giảm tải cho trường trung học phổ thông (THPT), từ năm học 2023-2024, tỉnh Thái Nguyên có thêm hai trường...
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng TP.HCM và Hà Nội có bổn phận và nỗi lo giống nhau, do đó việc hợp tác lúc này rất quan trọng.
Đêm giao thừa của 2 mẹ con là nhân viên vệ sinh môi trường thường ở những con đường, góc phố, xong việc đã gần 2-3h sáng mùng 1.