Dạy tích hợp chưa hết khó

07:00 30/10/2023

Nhiều hiệu trưởng nói hướng dẫn mới về dạy môn tích hợp tạo sự linh hoạt, tăng quyền tự chủ nhưng chỉ là giải pháp tình thế vì khó khăn về giáo viên vẫn còn đó.

Hôm 24/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra hướng dẫn nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc dạy hai môn Khoa học tự nhiên (gồm nội dung môn Lý, Hóa, Sinh), Lịch sử và Địa lý, gọi chung là môn tích hợp. Hướng dẫn mới được đưa ra sau khi Bộ nhận nhiều ý kiến của giáo viên, nêu các khó khăn trong việc dạy môn này, chủ yếu là do chưa có giáo viên chuyên trách.

Với môn Khoa học tự nhiên, Bộ đề nghị các trường phân công giáo viên có chuyên môn phù hợp với nội dung, theo mạch chương trình. Thầy cô chủ trì môn học ở mỗi lớp sẽ phối hợp với các giáo viên khác để kiểm tra, đánh giá và thống nhất điểm số của học sinh.

Còn với môn Lịch sử và Địa lý, các trường có thể bố trí dạy Sử và Địa đồng thời, tức không cần phải dạy hết Sử mới dạy đến Địa mà có thể dạy song song trong cùng một khoảng thời gian. Việc kiểm tra, đánh giá cũng thực hiện theo từng đơn môn.

Thầy Nguyễn Cao Cường, hiệu trưởng trường THCS Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội, cho rằng nhiều trường cũng đang dạy tích hợp theo mạch chương trình hoặc dạy song song từng đơn môn. Điểm chung là giáo viên môn nào phụ trách môn đó, số lượng thầy cô có thể dạy tích hợp rất hạn chế.

Ví dụ, môn Khoa học tự nhiên do các giáo viên Hóa, Lý, Sinh cùng giảng dạy, thay vì chỉ cần một giáo viên đảm nhiệm, tương tự với môn Lịch sử và Địa lý. Việc ra đề kiểm tra, chấm điểm cho học sinh cũng do các giáo viên thỏa thuận, phân chia nhau.

"Nhìn chung với những trường đã có giải pháp dạy tích hợp trong mấy năm qua thì nội dung hướng dẫn này không mới", thầy Cường nói.

Tuy nhiên, ông Cường đánh giá văn bản mới của Bộ hướng dẫn rất chi tiết. Điều này được thể hiện trong phần phụ lục, đề cập rõ số tiết và nhiệm vụ của từng giai đoạn.

Ngoài nội dung chuyên môn, Bộ hướng dẫn chi tiết việc phân công nhân sự phụ trách môn. Chẳng hạn việc kiểm tra, đánh giá hai môn tích hợp nêu rõ hiệu trưởng phải "phân công giáo viên phụ trách môn học ở mỗi lớp".

"Hướng dẫn chi tiết, giúp các trường còn lúng túng có giải pháp về nhân sự, kế hoạch dạy tích hợp", thầy Cường nói.

Hiệu trưởng một trường THCS công lập tại quận Ba Đình, Hà Nội, cho rằng công văn của Bộ thể hiện sự linh hoạt, tăng tính chủ động cho các trường. Điều này thể hiện ở chỗ Bộ không bắt tất cả trường cùng dạy tích hợp theo một cách giống nhau, mà chỉ gợi ý có thể dạy theo mạch hoặc song song từng đơn môn.

Một chuyên gia của Viện nghiên cứu giáo dục, Đại học Sư phạm TP HCM, cũng đồng tình rằng hướng dẫn dạy tích hợp trao quyền chủ động cho giáo viên, nhà trường. Thay vì áp yêu cầu cứng nhắc, buộc giáo viên phải dạy được liên môn, với hướng dẫn mới Bộ cho phép các giáo viên có thể dạy và chấm điểm đơn môn, sau đó thống nhất cho điểm chung của môn tích hợp đó.

"Đây là một giải pháp thực tế trong tình hình nhiều địa phương, trường học gặp khó. Nhưng tinh thần chung, Bộ vẫn kiên trì con đường dạy học tích hợp", ông nói.

Dù vậy, thầy Nguyễn Ngọc Phúc, Phó hiệu trưởng trường THCS Trần Duy Hưng, Hà Nội, nhìn nhận đây chỉ là giải pháp tình thế. Nguyên nhân khiến dạy tích hợp chưa như mong muốn là thiếu giáo viên chuyên trách, cần thêm thời gian để bồi dưỡng đội ngũ thầy cô hiện tại. Để dạy tích hợp đúng theo tinh thần của chương trình mới, Bộ cần tháo gỡ được khó khăn này.

"Tôi nghĩ việc này còn cần tới các trường đại học, nhằm đào tạo sinh viên Sư phạm Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý chính quy để làm việc đúng chuyên môn", thầy Phúc nói.

Hiệu trưởng Cao Đức Khoa của trường THCS Huỳnh Khương Ninh, TP HCM, cũng cho rằng về lâu dài, Bộ cần hướng đến mục tiêu giáo viên dạy được liên môn, trong khi hướng dẫn mới chủ yếu đề cập việc giáo viên nào dạy đơn môn đó.

Theo thầy Khoa, có thể trong 1-2 năm tới, các trường đã dần quen với dạy tích hợp, giáo viên có thêm kinh nghiệm và bắt đầu có những lứa sinh viên tốt nghiệp chính quy Sư phạm Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý. Khi đó, Bộ nên có hướng dẫn, chú trọng và khuyến khích các trường dạy tích hợp theo đúng tinh thần chương trình mới.

Trước mắt, Hiệu trưởng Nguyễn Cao Cường nhấn mạnh dù áp dụng phương pháp nào, các trường cũng cần đặt lợi ích học trò lên hàng đầu bởi kiến thức ở THCS có vai trò nền tảng để các em chọn tổ hợp, định hướng nghề nghiệp khi lên THPT.

"Lúc giao thời thế này rất cần sự tâm huyết, chủ động, trách nhiệm của các thầy cô, làm sao cố gắng để không ảnh hưởng tới học sinh", thầy Cường nói.

Thầy Phúc cho rằng ngoài thực hiện theo hướng dẫn, các trường cần đồng thời động viên giáo viên đơn môn tự nâng cấp, hoàn thiện kỹ năng dạy tích hợp. Chương trình mới được áp dụng với lớp 8 năm nay, lớp 9 năm sau. Đây là hai khối lớp có chương trình chuyên sâu, các bài học giao thoa kiến thức rất nhiều. Để dạy tốt, giáo viên đơn môn cũng cần biết về tích hợp.

Thanh Hằng - Lệ Nguyễn

Có thể bạn quan tâm
Công bố lý do điều chuyển Hiệu trưởng trường cô giáo bị học sinh ném dép

Công bố lý do điều chuyển Hiệu trưởng trường cô giáo bị học sinh ném dép

21:10 03/01/2024

Tuyên Quang - Ngoài bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, ông Nguyễn Duy Sáng - Hiệu trưởng Trường THCS Văn Phú (Sơn Dương) còn bị điều chuyển công...

Nhiều nước lên án Iran tấn công Israel, cảnh báo Thế chiến 3

Nhiều nước lên án Iran tấn công Israel, cảnh báo Thế chiến 3

09:30 14/04/2024

Liên Hiệp Quốc, EU và nhiều quốc gia phương Tây nhanh chóng lên án Iran sau đòn tập kích lớn vào Israel sáng 14-4.

Từ vụ trẻ mầm non tử vong trên xe, đại biểu Quốc hội đề xuất lắp camera trên ô tô đưa đón

Từ vụ trẻ mầm non tử vong trên xe, đại biểu Quốc hội đề xuất lắp camera trên ô tô đưa đón

12:20 30/05/2024

Các đại biểu Quốc hội cho rằng vụ việc trẻ mầm non chết do bị bỏ quên trên xe ở Thái Bình rất đau lòng, xót xa và trước đó đã có rất nhiều cảnh báo được đưa ra.

Thanh Hóa thông báo tuyển giáo viên THPT với nhiều tiêu chuẩn khắt khe

Thanh Hóa thông báo tuyển giáo viên THPT với nhiều tiêu chuẩn khắt khe

17:30 20/10/2023

Thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 20.10, UBND tỉnh này đã chấp thuận kế hoạch tuyển dụng giáo viên THPT công lập năm 2023 theo cơ chế thu...

Học phí thấp, trường đại học thu hút thí sinh

Học phí thấp, trường đại học thu hút thí sinh

09:30 07/08/2023

Với mức học phí từ 12,5 triệu đồng/học kỳ, 80 triệu đồng/học phí toàn khóa, Trường đại học Gia Định (GDU) là sự lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh, thí sinh năm nay.

Bí thư Nguyễn Văn Nên: Sắp xếp khu phố, ấp với tinh thần tốt hơn chứ không rối hơn

Bí thư Nguyễn Văn Nên: Sắp xếp khu phố, ấp với tinh thần tốt hơn chứ không rối hơn

13:00 09/09/2023

Nhìn nhận vai trò quan trọng của bí thư chi bộ khu phố, ấp, lãnh đạo Thành ủy mong họ quán triệt tinh thần sắp xếp khu phố, ấp tới nhân dân “để tốt hơn chứ không rối hơn hay tạo ra những vấn đề khác”.

Muôn kiểu trốn quân dịch của hàng nghìn nam giới Ukraine

Muôn kiểu trốn quân dịch của hàng nghìn nam giới Ukraine

11:30 02/09/2023

Vượt biên, học tiếp bằng hai, ly hôn để nuôi con nhỏ, lạc lối chốn rừng thiêng nước độc khi mà Google Maps không giúp gì được..., đó là muôn kiểu trốn quân dịch của nam giới Ukraine.

13 đại học công bố điểm chuẩn học bạ

13 đại học công bố điểm chuẩn học bạ

19:20 21/04/2024

13 trường đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024, trung bình 5-8,5 điểm mỗi môn, Học viện Phụ nữ Việt Nam lấy cao nhất, còn phổ biến là 6 điểm.

Chuẩn bị thi cuối kì, học sinh quay cuồng học thêm 3 ca/ngày

Chuẩn bị thi cuối kì, học sinh quay cuồng học thêm 3 ca/ngày

05:10 28/12/2023

Thời điểm thi cuối kì, nhiều học sinh cố gắng dồn sức, đi học thêm nhiều với mong muốn đạt được kết quả cao.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới