Năm 1965, lão nông họ Phí muốn sửa lại chuồng lợn nhưng không có vật liệu nên chạy tới chỗ chân tường Thành Nam tìm kiếm. Ông vô tình phát hiện vật màu đen nằm dưới đống đổ nát.
Ông không rõ vật kia là gì, thấy hình dáng khác lạ thì nhặt mang về nhà. Khi mang món đồ ra lau sạch, ông phát hiện ra đó bức tượng nhỏ khắc hình rồng. Ông Phí tuy không hiểu biết nhiều về đồ cổ nhưng đoán đây là món cổ vật quý giá. Ông nâng niu đem nó bày giữa phòng khách. Nhưng điều ông không ngờ tới vẫn chưa hết.
Trưng bày bức tượng trong nhà suốt 9 năm, một ngày nọ ông Phí quyết định mang nó ra sân rồi đặt trên bệ cửa sổ. Nào ngờ, cứ khi đêm xuống, bức tượng hình rồng lại phát ra tiếng hú đinh tai nhức óc. Mọi người trong nhà đều vô cùng sợ hãi, ai nấy đều cho rằng bức tượng rồng nay hóa thần thú.
Ông Phí lo đến mất ăn mất ngủ. Ông liên hệ với Cục Bảo tồn Văn vật của tỉnh để giao nộp bức tượng. Ban lãnh đạo Cục liền cử các chuyên gia đến thẩm định.
Chuyên gia nhận định bức tượng hình rồng là món bảo vật cao quý từ thời nhà Tấn (năm 266 – 420). Triều đại này do Tư Mã Viêm thành lập, sau thời kỳ Tam Quốc. Ở thời đó, rồng tượng trưng cho hoàng tộc nên bức tượng này nhiều khả năng thuộc về vị hoàng thất nào đó của nhà Tấn.
Về lý do bức tượng hú hàng đêm, chuyên gia cho biết bức tượng này vốn dĩ có thể phát ra âm thanh. Hóa ra bức tượng thực sự dùng để trang trí cho xe ngựa của hoàng gia nhà Tấn, bên trong nó hoàn toàn rỗng và có lỗ. Khi xe ngựa đi nhanh, gió sẽ tràn vào những khoảng trống và tạo thành âm thanh giống như tiếng hú.
Nhóm chuyên gia đánh giá bức tượng rồng này là di tích văn hóa cấp 1, tức là loại di tích văn hóa rất quan trọng.
Họ đặt tên cho bức tượng này là “Tượng rồng ngồi bằng đồng”. Bức tượng được đem về Bảo tàng Hắc Long Giang để trưng bày. Đại diện Bảo tàng đã trao bằng khen và gửi tặng một số tiền để làm phần thưởng tượng trưng cho công lao của ông.
'Khu tàn tích công trình có niên đại 3.000 năm' ở thị trấn Balong, Đô Lan (TQ) được cho rằng là nơi các công trình lăng mộ và nhà cửa tồn tại trong giai đoạn từ 1.500 đến 1.000 năm trước Công nguyên.
Một nhóm nghiên cứu Trung Quốc phát triển đồng hồ quang học siêu chính xác chỉ lệch một giây sau mỗi 7,2 tỷ năm.
Khi con người thời kỳ đầu tiến hóa từ tổ tiên giống vượn, họ đã xuống khỏi cây, bắt đầu đi thẳng và mất đi bộ lông. Vậy con người bắt đầu mặc quần áo từ khi nào?
Các nhà nghiên cứu tại Cybernews đã phát hiện vụ rò rỉ mật khẩu lớn nhất trong lịch sử, trong đó gần 10 tỉ mật khẩu đã bị lộ.
Cuộc tấn công bất ngờ của mực bạch tuộc với camera dưới nước hé lộ cách chúng sử dụng cơ quan phát quang sinh học cực lớn để bắt mồi.
Giáo sư Yosef Garfinkel - một nhà khảo cổ nổi tiếng ở Israel - khẳng định ông đã phát hiện ra mạng lưới các thành phố cổ thuộc đế quốc của vua David. Ông cho rằng nhân vật trong Kinh thánh này không chỉ là một người chăn cừu mà còn là một vị lãnh đạo mạnh mẽ. Nghiên cứu mới vừa được công bố trong Tạp chí Khảo cổ học Jerusalem và ngay lập tức đã gây ra nhiều tranh cãi.
Năm con gấu được nuôi nhốt ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội từ hơn 20 năm trước vừa được chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam.
Tin tức 24h : Showroom siêu xe của Phan Công Khanh bị tháo dỡ; Xác định nguyên nhân voi chết trong rừng ở Hà Tĩnh; 30 giờ điều tra, bắt...
Vườn ươm thuộc Khu Công nghệ cao TPHCM là cơ sở ươm tạo đầu tiên cả nước được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận đạt các tiêu chí ươm tạo công nghệ cao.