Gặp lại người cứu bé trai suýt bị chôn sống theo mẹ

06:10 28/10/2023

Người mẹ băng huyết chết khi sinh con trai. Người nhà và dân làng quyết chôn sống đứa bé theo mẹ vì cho rằng đó là "cái chết xấu".

Quốc Khánh giờ đã là cậu học sinh chăm ngoan lớp 7 - Ảnh: LÊ TRUNG

Nữ y sĩ trẻ người Xê Đăng đã bất chấp lệ làng, băng rừng lội suối giành giật sự sống của đứa bé tội nghiệp suýt phải chung huyệt mộ với mẹ.

Trái tim mình coi Quốc Khánh là con ruột, mong con gắng học hành, chăm ngoan để sau này có tương lai tươi sáng, thành người có ích.
Chị Hồ Thị Hiếu

Cố thuyết phục người làng không chôn "con ma rừng"

Cậu bé ấy mang cái tên đặc biệt - Quốc Khánh - vì được cứu đúng dịp lễ 2-9. Giờ đây dù cuộc sống còn lắm chật vật, nữ y sĩ ấy vẫn quyết nuôi nấng đứa trẻ đàng hoàng.

12h trưa 2-9-2011, chị Hồ Thị Hiếu, 24 tuổi, y sĩ Trạm y tế xã Trà Cang, dọn mâm cơm chưa kịp ăn thì nhận điện thoại.

"Làng Tắk Giang có sản phụ sinh khó, nhờ bác sĩ lên đỡ đẻ", người gọi giọng hốt hoảng.

Bỏ chén đũa, chị Hiếu xách hộp đồ nghề y tế chạy đi, nhưng sau đó một cuộc gọi nữa báo sản phụ bị băng huyết và đã mất sau khi sinh một bé trai.

"Bé còn sống không?", chị hỏi. Người ấy đáp: "Còn, nhưng người thân, dân làng bảo người mẹ chết xấu nên họ sợ, tập tục phải chôn người mẹ ngay cùng với đứa bé".

  • Bé sơ sinh bị chôn sống đang hồi sinh trong yêu thươngĐỌC NGAY

"Không được, ngăn họ lại giùm tôi!", cô y sĩ hoảng hốt.

Chị gọi điện thoại cho em gái mình là chị Hồ Thị Hoàng (có chồng ở làng Tắk Giang) đến nhà xem tình hình, ngăn không cho chôn sống đứa trẻ, nếu khó quá thì bồng trộm đứa bé ra cho chị.

Nhưng nhiều dân làng vẫn khăng khăng hủ tục. Cha đứa bé cũng sợ, không dám giữ mạng sống con ruột mình. Chị Hiếu bảo em gái đưa điện thoại để thuyết phục cha đứa bé và dân làng. Và cuộc thuyết phục bằng tiếng Xê Đăng diễn ra gần nửa giờ trong lúc chị đang vội vã lội suối, băng rừng.

"Để tôi đem đứa bé về dưới này nuôi, mọi người không sợ nữa", cô y sĩ trẻ nói. Hết lần này đến lần nọ, chị nói chuyện điện thoại với nhiều người.

"Nhưng lỡ đứa bé chết dọc đường thì sao?", người làng hỏi vì lo nếu chị đem đứa bé giữa đường lỡ chết thì sợ đem trả lại họ, đây là điều kiêng kỵ. "Nếu chết, tôi sẽ tự chôn, không đem về làng nữa", chị lại quả quyết.

Và rồi sau một hồi thuyết phục bằng những lời lẽ sắc bén, cả tình lẫn lý qua điện thoại, cộng với uy tín trưởng trạm y tế luôn gắn bó, giúp đỡ dân làng, phần thắng đã về phía nữ y sĩ. Người làng đồng ý giao bé cho chị.

Chị Hiếu bảo người làng cắt giùm rốn của cháu bé, rồi em gái ôm cháu băng rừng lội suối đem ra giúp chị.

"Hồi đó từ trung tâm xã lên làng đâu có đường, mình phải đi bộ, băng rừng, lội suối hai giờ mới tới. Mình còn lấy tiền túi trả 300.000 đồng, dù lúc đó tháng lương chỉ 600.000 đồng, để hai thanh niên dẫn đường cho em gái đi ra chỗ mình", chị Hiếu nhớ lại.

Khi gặp em gái bồng một đứa bé đỏ hỏn khóc oe oe, chị Hiếu mừng rơi nước mắt. Chị em cô lại bế đứa bé nhanh chóng rời khỏi rừng. Chạy! Có lẽ đó là những bước chạy hối hả nhất cuộc đời, bởi chị sợ người làng đổi ý chạy theo giành bé lại.

Rồi đứa bé nặng chừng 2,5kg ấy được đưa đến Trung tâm y tế huyện chăm sóc. Ba ngày sau bé xuất viện, chị Hiếu không dám bế về làng mình mà đành ở nhờ nhà người quen.

"Lúc đó tôi phải mua sữa, tã để chăm sóc bé với đồng lương ít ỏi của mình", chị nhớ lại. Còn cô em gái ban đầu cũng không dám về nhà vì sợ người làng chửi mắng, sau đó phải về cúng bằng gà mới được trở lại nhà.

"Cũng may đúng thời điểm đó, mình được vào biên chế, lương mỗi tháng 4 triệu đồng, có tiền nuôi con. Hằng ngày đi làm, mình phải thuê một người chăm bé giúp, trả họ mỗi tháng 800.000 đồng", chị Hiếu tâm sự.

Nữ trưởng trạm Hồ Thị Hiếu khám bệnh cho trẻ em bản làng và được người dân thương quý - Ảnh: M.T.

Sau "cái chết xấu", đời Quốc Khánh vẫn đẹp

Phận gái trẻ chưa chồng mà lại có con, nhưng chị Hiếu không bị mọi người dè bỉu mà trái lại họ cảm phục. Bởi chị đã mạnh mẽ bất chấp lệ làng, bước qua hủ tục giành giật mạng sống một đứa bé vô tội.

Hồ Quốc Khánh, tên đứa trẻ được đặt từ ngày lễ 2-9 định mệnh ấy, lấy họ của chị để nhắc nhớ và mong sau này có một tương lai tươi sáng hơn.

Hai năm sau, chị Hiếu nên duyên với anh Zơ Râm Phượng, người thanh niên cảm phục cô gái có tấm lòng nhân hậu. Vợ chồng sinh được một cậu con trai. Anh Phượng tâm sự hồi đó cảm phục cô gái dũng cảm và có tấm lòng bao la.

Chồng làm nông, vợ là trưởng trạm y tế với lương mỗi tháng 6 triệu đồng, dù cuộc sống còn chật vật nhưng Quốc Khánh luôn sống trong tình yêu thương của ba mẹ. Chị bảo hồi trước ba ruột Quốc Khánh cũng đôi lần thăm cậu.

Trong căn nhà gỗ cũ kỹ, tuềnh toàng, nhiều bức ảnh Quốc Khánh từng năm tuổi được treo bên cạnh ảnh đứa con ruột của vợ chồng. Chẳng có sự phân biệt nào giữa hai đứa trẻ trong tình yêu thương dành cho chúng.

Quốc Khánh, cậu bé đỏ hỏn bị người làng gọi là "ma rừng" ngày ấy, giờ đã lớn, hay cười với đôi mắt sáng. Cậu đang học lớp 7 và rất vâng lời ba mẹ.

"Con thương, biết ơn mẹ nhiều lắm, hứa sẽ cố gắng học để không phụ công mẹ", Quốc Khánh bộc bạch.

Từ nhà đến trạm y tế cách 16km, đường xấu khó đi, nhưng nữ trưởng trạm vẫn nỗ lực với công việc của mình. Do đường xa nên có lúc sáng đi tối mới về, có bữa công việc bận quá thì ở lại luôn trên trạm một hai ngày.

Nữ trạm trưởng ấy được người dân kính trọng, mến thương vì tận tụy với nghề, hay giúp đỡ bà con.

Chị Hiếu kể lúc đầu đưa đứa bé về, có người tìm đặt vấn đề trả 70 triệu đồng để chị đưa Quốc Khánh cho họ nuôi, nhưng chị đã gạt phăng đi.

"Mình khó khăn lắm mới giành giật được con từ hủ tục, nên phải có trách nhiệm với đứa bé. Tiền quan trọng, nhưng uy tín còn lớn hơn nhiều lần, đem con bán thì người làng coi mình ra gì nữa", chị thổ lộ.

Chị Hiếu cứu đứa bé lúc suýt bị chôn sống theo mẹ - Ảnh: HOÀNG THỌ

Xóa bỏ hủ tục

Ông Ngô Tấn Lạc, chủ tịch UBND xã Trà Cang, cho biết thời điểm xảy ra chuyện chị Hiếu cứu đứa bé đã lâu, lúc này nhận thức một số người dân còn hạn chế, sinh tại nhà còn phổ biến nên có nguy cơ cho mẹ và trẻ.

Nhiều năm qua, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể đã quyết liệt vận động người dân xóa bỏ hủ tục như "cái chết xấu". Giờ đây không còn xảy ra trường hợp vậy nữa, tư tưởng cái chết xấu, đất xấu không còn trong tâm lý bà con Xê Đăng.

Chẳng hạn như trước đây cháy nhà, người dân cho rằng đất xấu, họ sợ, phải bỏ đi nơi khác làm nhà, nhưng chính quyền liên tục tuyên truyền người dân bỏ tư tưởng đó đi, đến giờ không còn nữa.

"Có trường hợp cháy nhà, xã vận động người dân bỏ kiêng cữ lạc hậu, làm lại nhà mới trên nền đất cũ. Cũng có trường hợp cháy nhà chết người, xã vận động gia đình hiến đất, làm khu thể thao cộng đồng cho bà con vui chơi, không để bị ảnh hưởng tư tưởng chết xấu, bỏ làng như ngày trước", ông Lạc kể.

Có thể bạn quan tâm
Thắp nến tri ân 92 năm ngày hy sinh của Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng

Thắp nến tri ân 92 năm ngày hy sinh của Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng

16:30 21/11/2023

Trước anh linh Anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cùng 300 đoàn viên, thanh niên đã thành kính dâng hoa, dâng hương, thắp nến tri ân, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên.

Đà Nẵng có đội tình nguyện là du học sinh tại Việt Nam

Đà Nẵng có đội tình nguyện là du học sinh tại Việt Nam

15:10 26/05/2024

Điểm mới của chiến dịch “Mùa hè xanh” TP Đà Nẵng năm nay là thành lập đội hình sinh viên tình nguyện du học sinh tại Việt Nam đến từ các nước như Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Nigeria…

Chọn bước cùng nhịp với bạn trẻ

Chọn bước cùng nhịp với bạn trẻ

10:30 20/04/2023

287 bí thư Đoàn phường, xã, thị trấn tiêu biểu của TP.HCM sẽ bắt đầu dự liên hoan dành cho thủ lĩnh thanh niên khu vực địa bàn dân cư do Thành Đoàn TP.HCM tổ chức vào hôm nay (20-4).

Thủ lĩnh sinh viên Học viện Tài chính hiến kế giải pháp nâng cao năng lực số cho sinh viên

Thủ lĩnh sinh viên Học viện Tài chính hiến kế giải pháp nâng cao năng lực số cho sinh viên

05:10 18/12/2023

Là đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Vũ Thị Ngọc, Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Tài chính hiến kế nhiều giải pháp nâng cao năng lực số cho sinh viên để trở thành những 'công dân số', đóng góp tích cực vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Ngư dân Quảng Ngãi thờ bộ xương cá Ông lớn nhất Việt Nam

Ngư dân Quảng Ngãi thờ bộ xương cá Ông lớn nhất Việt Nam

11:20 12/02/2024

Quảng Ngãi - Trên hành trình vượt nghìn hải lý khai thác hải sản, bảo vệ ngư trường Tổ quốc, ngư dân gặp muôn vàn hiểm nguy chực chờ. Ngư...

Hòa vào tiếng cười trẻ thơ

Hòa vào tiếng cười trẻ thơ

10:00 22/08/2023

TP - Tuy những giá trị vật chất hỗ trợ còn nhỏ bé, không đủ để có thể mang lại cuộc sống thay đổi cho người dân tại xã Hà Lâu (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh), nhưng chúng tôi thấy hạnh phúc khi được làm những hoạt động thiện nguyện trực tiếp.

Sôi nổi ngày hội thiếu nhi vui khỏe ở Bắc Giang

Sôi nổi ngày hội thiếu nhi vui khỏe ở Bắc Giang

11:20 18/03/2024

Ngày 18/3, Tỉnh Đoàn Bắc Giang tổ chức ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe – Tiến bước lên Đoàn” và liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên tại trường Tiểu học thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa.

Thái Lan, Campuchia và Việt Nam hợp tác xây tuyến đường biển

Thái Lan, Campuchia và Việt Nam hợp tác xây tuyến đường biển

09:40 17/06/2024

Tuyến đường biển này sẽ kết nối các đảo gần tỉnh Trat của Thái Lan với tỉnh Sihanoukville của Campuchia và tỉnh Kiên Giang của Việt Nam.

Vào đơn vị chạy thận nhân tạo tiêu chuẩn 5 sao ở Cần Giờ

Vào đơn vị chạy thận nhân tạo tiêu chuẩn 5 sao ở Cần Giờ

11:40 18/10/2023

Ai cũng bất ngờ khi bước chân vào đơn vị chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện huyện Cần Giờ. Các bệnh nhân dù nằm trên giường bệnh cũng nhoẻn miệng cười, thốt lên 'trong mơ'.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới