Gần 20 năm sống nhờ máy chạy thận

07:50 29/08/2024

Cầm kết quả mắc bệnh thận mạn tính, ông Hồ Hồng Việt suy sụp, muốn buông xuôi khi nghĩ về tương lai phải gắn với giường bệnh, sống nhờ chiếc máy chạy thận.

"Từ một người khỏe mạnh, tôi chuẩn bị thành 'tù nhân' giam lỏng ở viện"', ông Việt, 70 tuổi, nói hôm 10/8, tại lễ ra mắt cuốn sách Hồi ký chạy thận, kể về hành trình chiến đấu bệnh tật.

Buổi lễ thu hút hơn 1.000 người vừa mua sách, vừa quyên góp vào quỹ giúp đỡ bệnh nhân chạy thận do gia đình ông Việt khởi xướng. Người đàn ông mong mọi người hiểu đúng về bệnh suy thận giai đoạn cuối không phải là dấu chấm hết. Bệnh nhân vẫn có thể sống khỏe nhờ lọc máu hoặc ghép thận.

Biến cố xảy ra vào năm 2006, khi ông Việt thường xuyên bị đau đầu, phải cầm cự bằng thuốc. Cơn đau ngày càng dữ dội, khiến ông phải nhập viện. Bác sĩ chẩn đoán ông mắc viêm thận mạn tính, không thể chữa khỏi, yêu cầu chạy thận ba lần mỗi tuần tại viện.

"Án tử đột ngột đè nặng lên vai khiến hai tai tôi ù đi, chân tay bủn rủn, không còn nghĩ được gì", ông Việt kể, thêm rằng vào thời điểm đó, thông tin về căn bệnh rất ít ỏi khiến gia đình thêm hoang mang.

Chạy thận là phương pháp sống còn với người suy thận cấp và suy thận mạn giai đoạn cuối, giúp họ duy trì sự sống. Một vòng tuần hoàn ngoài cơ thể sẽ được thiết lập, máu của người bệnh được dẫn ra bộ lọc của máy chạy thận để lọc sạch các chất cặn của quá trình chuyển hóa và nước thừa, sau đó máu sẽ được trả về cơ thể.

Hai năm sau, ông Việt bắt đầu ca chạy thận đầu tiên. Ở một góc phòng trong Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai, ông ủ rũ nhìn những người khác chật vật chiến đấu bệnh tật. Tiếng nói chuyện thưa dần nhường chỗ cho âm thanh tít tít của máy móc. Bên ngoài hành lang, người nhà "đứng ngồi không yên", có người ngủ gật, ngáp dài, có người mắt đỏ hoe, mệt mỏi vì bị vắt kiệt sức.

Trong thời gian chạy, ông Việt phải nằm yên, không được cử động tay chân vì kim tụt khiến cơ thể đau nhức. Có lần đang lọc, huyết áp tăng đột ngột, ông phải uống thuốc hạ để tránh sốc. Lần khác, huyết áp hạ sâu, ông phải truyền muối để tăng huyết áp, toàn thân đau buốt.

"Đây là chuỗi thời gian đấu tranh mệt mỏi, mất sức nhất", ông Việt kể. Thay vì kiêng khem chặt chẽ, ông lén mua bia về uống khiến cơ thể tích nhiều nước, đặc biệt ở mặt. Bên cạnh nỗi đau thể xác, người đàn ông còn bị nỗi đau tâm lý giằng xé. Ông dằn vặt bản thân là người vô dụng, "đồ bỏ đi, phế thải", chán nản, buông xuôi, không muốn điều trị.

Trái ngược với chồng, vợ và hai con vẫn tiếp tục thay phiên chăm sóc, động viên ông. Nhìn vợ vất vả, ông như được thức tỉnh, cho rằng đây là động lực lớn nhất để tiếp tục sống. Dần dần, người đàn ông chấp nhận bệnh, tuân thủ điều trị.

Gần 20 năm chạy thận, ngoài những biến chứng do bệnh, ông Việt nhiều lần cận kề cái chết trong tích tắc. "Ba đi có thể ba không về", là điều ông thường nói với con trước mỗi lần vào viện.

Một lần, ông đột ngột mất ý thức, ngã xuống sàn nhà, sống lưng đau nhói như bị gãy. Không có người ở nhà, ông cố lết người, dịch chuyển từng cm, cố với lấy điện thoại gọi cho vợ. Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán xẹp đốt sống, một biến chứng do suy thận, chỉ định đổ xi măng sinh học. Cuộc mổ được gây mê, ông nghe rõ tiếng đục nhẹ ở lưng nhưng không có cảm giác đau.

Sau can thiệp, ông bắt đầu tập đi để lấy lại cảm giác. Mỗi đêm, ông ngồi xe lăn đi dọc hành lang để thư giãn. Thời gian này, ông duy trì chạy thận một tuần ba buổi, mỗi buổi 4 tiếng, "đều như vắt chanh".

"Chỉ cần bỏ một lần chạy, hàng loạt bệnh sẽ trực chờ để giáng xuống như cơn tăng huyết áp, nôn ói, ngưng tim, phù phổi", ông nói.

Sau khi chạy thận, ông hay mất ngủ, tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, số lần tăng rồi tụt huyết áp nhiều không đếm xuể. Thỉnh thoảng, ông bị đau dạ dày cấp, phải tiêm morphin để giảm đau. Người đàn ông còn trải qua 12 cuộc mổ, gồm mổ cầu tay. Mổ cầu tay, hay còn gọi là phẫu thuật AVF (Arteriovenous Fistula), được thực hiện nhằm tạo đường vào mạch máu cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối trước khi bắt đầu chạy thận nhân tạo

Sau đó, ông tiếp tục mổ u khuỷu tay, u vai trái, u vai phải, cường giáp, u gối phải, u vùng lưng... khiến sức khỏe ngày càng giảm sút. "Không thể nhớ hết bao nhiêu mũi tiêm, bao nhiêu lần chết hụt", ông giãi bày.

Đặc biệt, sau ca mổ u tuyến cận giáp năm 2016, sức khỏe người bệnh giảm sút. Để đảm bảo sức khỏe, bác sĩ tăng thời gian chạy thận lên thêm 30 phút, tức là nằm im trong 4,5 giờ.

Bệnh thận và suy thận mạn tính là gánh nặng của ngành y tế cũng như gia đình người mắc. Khảo sát Inside CKD trên 11 quốc gia cho thấy chi phí chi trả cho bệnh thận mạn hàng năm lên đến hàng tỷ USD, chiếm 2,4-7,5% chi tiêu y tế hàng năm. Phí quản lý bệnh thận mạn ở giai đoạn cuối cho các liệu pháp chạy thận nhân tạo, thay thế thận, đặc biệt tăng cao.

"Căn bệnh thực sự vét kiệt sức khỏe, kinh tế của cả gia đình", ông nói.

Ông Việt và vợ (đứng giữa) chụp ảnh cùng mọi người tại buổi hòa nhạc gây quỹ cho bệnh nhân chạy thận. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Để động viên bản thân, ông Việt học cách chấp nhận bệnh tật, cũng như sự vô thường của cuộc sống. Nhưng, điều này không có nghĩa bỏ cuộc, người đàn ông lấy tinh thần làm "thuốc" và tin tưởng vào bác sĩ. "Giống như ngôi nhà có khách và chủ. Mình là chủ, bệnh là khách mà khách phải tuân thủ mọi quy định của chủ nhà", ông cười ví von.

Bên cạnh tâm thế chấp nhận sự thật, ông Việt lạc quan sống tận hưởng từng ngày, từng giờ bên gia đình và thực hiện những điều bản thân mong muốn.

Thời gian rảnh, ông gặp và nói chuyện những người bạn cùng chạy thận để có thêm niềm vui sống. "Không ai muốn hẹn gặp lại ở viện. Nhưng với bệnh nhân chạy thận, gặp lại có nghĩa là còn sống", người đàn ông tâm sự.

Thống kê của Hội thận học thế giới, ước tính khoảng ba triệu người đang phải duy trì sự sống nhờ phương pháp lọc máu (bao gồm chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng) và ghép thận. Đặc biệt, tỷ lệ người trẻ, người còn trong độ tuổi lao động mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng.

Việt Nam ghi nhận hơn 10 triệu người mắc bệnh thận mạn tính. Tỷ lệ mắc bệnh thận mạn mới hằng năm là khoảng 8.000 người, 800.000 bệnh nhân cần phải chạy thận lọc máu, chiếm 0,1 % dân số. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có 5.500 máy chạy thận phục vụ 33.000 bệnh nhân. Tỷ lệ tử vong do bệnh này đứng thứ 8 trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

Thùy An

Có thể bạn quan tâm
Bệnh viện K bố trí công việc cho nữ bác sĩ bị tấm kính đổ vào người

Bệnh viện K bố trí công việc cho nữ bác sĩ bị tấm kính đổ vào người

23:10 18/05/2024

Đại diện Bệnh viện K cho biết sẽ sắp xếp công việc phù hợp khi bác sĩ Huỳnh Minh Lý ổn định sức khỏe và tinh thần.

Tương lai người bệnh khi 7.000 bác sĩ Hàn bị tước giấy phép

Tương lai người bệnh khi 7.000 bác sĩ Hàn bị tước giấy phép

09:40 05/03/2024

Bệnh nhân ở Hàn Quốc có thể phải đối mặt với việc điều trị, khám chữa bệnh bị gián đoạn nghiêm trọng khi hàng nghìn bác sĩ nội trú bị tước giấy hành nghề.

Khai thác hiệu quả nguồn lực văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Khai thác hiệu quả nguồn lực văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số

11:30 22/05/2023

Nhờ các chính sách bảo tồn, phát huy di sản văn hoá truyền thống, các giá trị văn hoá gắn với đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc được phục dựng, tổ chức thường xuyên trong cộng đồng.

Tết đến sớm với người yếu thế

Tết đến sớm với người yếu thế

11:50 17/01/2024

Phía trước hội trường Quận ủy 11 hôm đó có chừng 20 chiếc xe đạp, có xe chất lỉnh kỉnh đồ cũ, mà chủ nhân của chúng đang chờ nhận quà xuân.

Học sinh các tỉnh trung du, miền núi thắng áp đảo cuộc thi Olympic tiếng Anh trên Internet

Học sinh các tỉnh trung du, miền núi thắng áp đảo cuộc thi Olympic tiếng Anh trên Internet

09:00 21/05/2023

Trong số 25 học sinh vào top 5 của mỗi khối (trong năm khối lớp) cuộc thi Olympic tiếng Anh trên Internet (IOE), chỉ có ba học sinh Hà Nội, một học sinh TP.HCM, còn lại là các học sinh tỉnh thành khác.

Cần có phương thức tập hợp thanh niên gen Z

Cần có phương thức tập hợp thanh niên gen Z

14:10 15/04/2024

Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam quận 5 và huyện Cần Giờ (nhiệm kỳ 2024 - 2029) được TP.HCM chọn làm đại hội điểm cấp quận huyện, diễn ra trong hai ngày 13 và 14-4.

Thầy giáo chân thành tìm cô gái luôn hướng về gia đình

Thầy giáo chân thành tìm cô gái luôn hướng về gia đình

22:50 17/09/2024

Tính cách anh hiền lành, chân thành, thân thiện, vì vậy luôn hòa đồng cùng mọi người.

Chàng trai dân tộc Nùng đỗ thủ khoa tốt nghiệp, 18 tuổi được kết nạp Đảng

Chàng trai dân tộc Nùng đỗ thủ khoa tốt nghiệp, 18 tuổi được kết nạp Đảng

11:00 10/08/2023

Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Hứa Xuân Thiệu dân tộc Nùng đỗ thủ khoa khối A00 tỉnh Lạng Sơn. Trước đó, khi là học sinh Trường THPT Cao Lộc, Lạng Sơn, nam sinh luôn là học sinh giỏi xuất sắc, tích cực tham gia các phong trào và vinh dự được kết nạp vào Đảng (tháng 5/2022).

ĐH Duy Tân tuyển sinh ngành kỹ thuật y sinh 2023

ĐH Duy Tân tuyển sinh ngành kỹ thuật y sinh 2023

16:00 12/05/2023

Nhiều bệnh viện cho biết đang thiếu nhiều cán bộ kỹ thuật có trình độ cao chuyên ngành Kỹ thuật Y Sinh để đảm trách quản lý, vận hành, bảo quản, và bảo dưỡng máy móc, thiết bị.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới