Bệnh nhân ở Hàn Quốc có thể phải đối mặt với việc điều trị, khám chữa bệnh bị gián đoạn nghiêm trọng khi hàng nghìn bác sĩ nội trú bị tước giấy hành nghề.
Ngày 4/3, Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc cho biết sẽ tước giấy phép hành nghề của 7.000 bác sĩ nội trú - những người đang đình công để phản đối việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào trường y. Theo Thứ trưởng Y tế Park Min-so, Hàn Quốc đang thực hiện các biện pháp "không khoan nhượng" đối với nhóm này.
Trong thời gian tới, nếu các bác sĩ bị tước chứng chỉ hành nghề, không thể quay lại bệnh viện hoặc tiếp tục chọn đình công, bệnh nhân sẽ gặp nhiều tổn hại.
Không những vậy, ngày càng nhiều nghiên cứu sinh y khoa, những người được đào tạo chuyên môn sau khi hoàn thành chương trình nội trú, chọn không gia hạn hợp đồng. Thông thường, các hợp đồng này được gia hạn vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3. Quyết định rời bệnh viện xuất phát từ khối lượng công việc tăng quá mức. Các nghiên cứu sinh đang phải lấp đầy khoảng trống về dịch vụ y tế do bác sĩ đình công để lại.
Những sinh viên mới tốt nghiệp từ trường y khác nhau cũng từ chối kỳ thực tập, thường bắt đầu vào tháng 3, như một phần của hành động tập thể chống lại chính phủ. Điều này làm tiêu tan hy vọng rằng các thực tập sinh đợt mới có thể giảm bớt tình trạng thiếu nhân sự y tế.
Tại 5 bệnh viện lớn nhất Seoul, tỷ lệ bác sĩ thực tập và nghiên cứu sinh y khoa lần lượt ở mức 37% và 16%. Tổng cộng, họ chiếm hơn 50% số chuyên gia y tế.
Nhiều bệnh viện đa khoa lớn sẽ phải hủy bỏ các ca phẫu thuật tự chọn. Chẳng hạn, Bệnh viện Severance đã giảm 50% hoạt động. Trung tâm Y tế Asan và Bệnh viện St. Mary Seoul hủy khoảng 30% ca phẫu thuật.
Theo báo cáo địa phương, một bệnh viện đa khoa ở Ulsan đã từ chối tiếp nhận bệnh nhân ung thư đến chăm sóc hậu phẫu. Một bệnh nhân khác không được điều trị mặc dù ống thông tiểu đường tiết niệu bị vỡ trong quá trình hóa trị. Một số phụ nữ mang thai cũng phải hủy bỏ sinh mổ.
Một sản phụ bị biến chứng được đưa đến bệnh viện đang đình công. Kết quả, sản phụ sảy thai do bị từ chối phẫu thuật.
Một số bệnh nhân cần được chăm sóc khẩn cấp buộc phải đi hàng trăm kilomet để gặp bác sĩ cấp cứu, sau khi bị từ chối điều trị tại các bệnh viện đa khoa đình công.
Theo Sở Cứu hỏa Gangwon, một bệnh nhân tiểu đường khoảng 60 tuổi đã gọi đến đường dây nóng vì bị hoại tử nghiêm trọng ở chân. Tuy nhiên, Bệnh viện Gangneung Asan, một trong những trung tâm y tế lớn nhất khu vực đã từ chối điều trị. Họ cho biết không còn bác sĩ thực tập trong phòng cấp cứu.
Các bệnh viện lớn khác ở Gangneung và Sokcho gần đó đều phản ứng tương tự. Bệnh nhân cuối cùng đã được điều trị tại Bệnh viện Cơ đốc giáo Wonju Severance, cách nơi ở khoảng 100 km.
Để ứng phó với tình trạng căng thẳng đang diễn ra, chính phủ thành lập 4 phòng tình huống dành riêng cho các dịch vụ y tế khẩn cấp. Các phòng này nhằm cải thiện việc giám sát và quản lý, thuyên chuyển bệnh nhân cấp cứu hoặc chăm sóc quan trọng. Sáng kiến này được đưa ra vào thời điểm hoạt động của các phòng cấp cứu của nhiều bệnh viện bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bộ Y tế cũng cho phép các y tá được thực hiện một số thủ thuật vốn do bác sĩ đảm nhận. Các y tá được pháp luật bảo vệ nếu xảy ra khiếu nại từ người bệnh.
Ngoài ra, Hàn Quốc phân bổ khoảng 120 tỷ won (90 triệu USD) vào quỹ dự trữ. Các quỹ nhằm bồi thường cho các bác sĩ vẫn tiếp tục làm việc trong bệnh viện, tuyển dụng người thay thế và kéo dài thời gian hoạt động của các bệnh viện.
Từ ngày 20/2, hơn 9.000 bác sĩ y khoa, lực lượng nòng cốt chăm sóc và điều trị các bệnh nhân nguy kịch, hiện rời bệnh viện để phản đối chính sách tăng chỉ tiêu tuyển sinh các trường y. Những người đình công phản đối việc chính phủ đưa ra chương trình cải cách đào tạo ngành y, kêu gọi tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường y thêm 2.000 người từ năm 2025. Họ cho rằng kế hoạch tăng số lượng sinh viên trường y này sẽ tác động tới chất lượng dịch vụ y tế, cũng như ảnh hưởng đến thu nhập và địa vị xã hội của họ. Thay vì tăng chỉ tiêu tuyển sinh, chính phủ nên giải quyết vấn đề thu nhập và điều kiện làm việc của nhân viên y tế hiện tại.
Chính phủ cảnh báo bác sĩ đình công sẽ phải đối mặt biện pháp xử lý về hành chính và hình sự, trong đó có treo bằng một năm, ngồi tù ba năm hoặc phạt tiền 30 triệu won (22.455 USD) nếu không trở lại làm việc vào 29/2. Hiện chỉ có hơn 560 bác sĩ quay lại làm việc theo lệnh, số khác vẫn tiếp tục đình công.
Thục Linh (Theo Yonhap, Korea Times, Korea Herald)
Người phụ nữ 50 tuổi bị co giật nửa mặt bên phải hơn 20 năm, khám nhiều nơi, tiêm botox, châm cứu không bớt, gần đây tình trạng nặng hơn.
Tỉnh Quảng Bình đang có cơ hội lớn để tiến tới loại trừ sốt rét trên địa bàn toàn tỉnh vào năm 2025 - sớm hơn 5 năm so với...
QUẢNG BÌNH - Ngày 6.2 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho biết, tại địa bàn huyện Bố Trạch vừa có một trường hợp tử vong do mắc...
Chủ một nhà trọ tại Hà Đông bị phạt 12,5 triệu đồng vì lắp đặt camera quay lén trong ba nhà vệ sinh của nữ sinh thuê phòng.
Lê Thiết Cương không gọi nếp nhà mà gọi nết nhà. Với anh, một mái nhà, một con phố, một ngôi làng, một vùng đất đều có cái 'nết' của nó. Mà thực ra nói nết nhà, nết phố, nết làng chính là nói nết người trong nhà ấy, phố ấy, làng ấy.
Từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 23 trường hợp mắc uốn ván , trong đó có 2 ca tử vong. Nhiều trường hợp...
Chuyện trớ trêu này đã xảy ra hơn một năm nay do Bệnh viện Đà Nẵng đang thiếu thiết bị, vật tư y tế.
Du khách Nhật Bản đến Việt Nam đang ngày càng trẻ hơn, các công ty du lịch, lữ hành Việt Nam cần làm mới sản phẩm, đổi mới hoạt động xúc tiến quảng bá.
Suốt 6 năm qua, Trần Thiên Minh đã tự mình cải tạo ngôi nhà gỗ, mái ngói đã tồn tại ba thế hệ thành một tòa nhà cao 10 tầng, thu hút đông người đến tham quan, chụp ảnh.