Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên, tuyến kênh dài nhất TPHCM, đang gây bức xúc vì thi công kéo dài và chậm trễ.
Ngày 31.10, dọc tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát qua quận Gò Vấp, công tác thi công bờ kè bê tông đã cơ bản hoàn thành.
Tuy nhiên, hai bên bờ kênh lại bị bùn đất bủa vây, nhiều đoạn trở nên lầy lội, gây khó khăn cho việc di chuyển.
Một số đoạn cống thoát nước dang dở, lắp đặt không hoàn chỉnh, khiến bùn lầy đọng lại. Công trường vắng bóng công nhân, rất ít hoạt động thi công, tạo cảnh quan tiêu điều.
Anh Mai Văn Hiểu, một người dân tại khu vực, cho biết: “Họ đào đất dọc bờ kênh, đóng cọc bê tông rồi để lại mương nước giữa mặt đường và mép kênh suốt nhiều tháng. Mặt đường ngổn ngang đất đá, một số chỗ sụt lún, đọng nước mà không có biển cảnh báo. Điều này vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là trẻ em. Khi nắng, bụi bay khắp nơi, mưa xuống thì đường sình lầy, cực kỳ khó đi lại”.
Khu vực phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, cũng chịu chung cảnh ngộ. Đoạn đường dọc bờ kênh đang bị chiếm dụng làm nơi tập kết vật liệu xây dựng, đất đá đào lên chất thành đống, gây ngập lụt bùn lầy, đặc biệt sau những cơn mưa lớn. Tình trạng này đã kéo dài suốt nhiều tháng, khiến sinh hoạt của cư dân tại đây bị đảo lộn.
Nhiều hộ kinh doanh dọc hai bên bờ kênh cũng gặp khó khăn. Anh Trần Tấn Bình - một chủ cửa hàng tại phường Tân Tạo A, chia sẻ: “Chúng tôi rất ủng hộ dự án vì nó sẽ giúp cải thiện môi trường sống. Tuy nhiên, việc thi công kéo dài, đường sá lầy lội đã ảnh hưởng lớn đến kinh doanh của tôi. Tôi hi vọng dự án sớm hoàn thành để việc kinh doanh trở lại bình thường”.
Theo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM (chủ đầu tư), công trình cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên hiện chỉ đạt 37,9% tiến độ sau gần hai năm triển khai.
Dự án trước đó đã xác định các địa điểm như Tiểu khu 3 ở phường Bình Trị Đông B (quận Bình Tân), Công viên Văn hóa Gò Vấp (quận Gò Vấp) và Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn tại xã Đa Phước (huyện Bình Chánh) làm bãi đổ đất, bùn thải phát sinh.
Tuy nhiên, do thiếu sự đồng thuận từ phía người dân và các cơ quan quản lý địa phương, đất bùn hiện phải tập kết tạm tại công trường, gây vướng mắc mặt bằng thi công và cản trở việc nghiệm thu, giải ngân.
Ban Quản lý dự án cho biết, đất bùn phát sinh từ công trình không phải là chất thải nguy hại và có thể tận dụng cho các dự án công cộng tại TPHCM để tránh lãng phí. Nếu các địa phương không có nhu cầu sử dụng, đơn vị sẽ kiến nghị đưa đến các khu vực có nhu cầu khác, như Quận 12, sau khi đã hoàn tất các thủ tục theo quy định.
Dự án cũng gặp khó khăn về nguồn cung cấp vật liệu như cát san lấp, đá, cùng với giá vật liệu đầu vào tăng cao hơn giá dự thầu. Điều này khiến nhà thầu gặp khó khăn tài chính, gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
Thời tiết thất thường, mưa lớn kết hợp triều cường cũng làm gián đoạn thi công và chậm tiến độ dự án.
Kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên dài gần 32 km, chảy qua 7 quận, huyện của TPHCM.
Dự án cải tạo trị giá 8.200 tỉ đồng, khởi công tháng 2.2023 và dự kiến hoàn thành vào 30.4.2025.
Công trình bao gồm kè bê tông, nạo vét, đường ven kênh 7 - 12m, hệ thống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, 19 cống, 12 bến thuyền và 3 cầu kết nối.
Năm 2024, dự án được giao 3.400 tỉ đồng, nhưng dự kiến chỉ giải ngân được 1.028 tỉ đồng (30,23%).
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.