Đột quỵ tử vong liên tục, làm sao tránh?

09:50 05/09/2023

Đột quỵ tiếp tục khiến nhiều người lo lắng khi bệnh ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Nhiều người đã tử vong trên đường đi cấp cứu.

Trên bản đồ đột quỵ thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ người bị đột quỵ cao nhất. Ảnh chụp tại khoa bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Mới đây, một tài xế xe khách tuyến TP.HCM - Bình Thuận bỗng đột quỵ khi đang chở khách. May mắn cho hành khách trên xe, tài xế trước khi gục xuống đã cố gắng dừng xe an toàn (tài xế được đưa đi cấp cứu, sau đó tử vong). Nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở độ tuổi nào, làm ngành nghề gì.

Cách xử lý khi có người đột quỵ

Các bác sĩ nhấn mạnh trong đột quỵ, phòng ngừa và điều trị phòng ngừa là quan trọng nhất. Một khi đột quỵ xảy ra thì tỉ lệ tử vong và tàn phế rất cao, vì mỗi phút trôi qua có gần 2 triệu tế bào não chết đi và không hồi phục. Do đó cần nhanh chóng sơ cứu người bị đột quỵ và đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất trong thời gian sớm nhất.

Bác sĩ Nguyễn Văn Phước (khoa nội tim mạch, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP.HCM) hướng dẫn:

Khi phát hiện bệnh nhân bị đột quỵ, người dân nhanh chóng gọi xe cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm nhất.

Trong thời gian chờ xe cấp cứu, cần cho bệnh nhân nằm nghiêng trên nền phẳng (nếu bệnh nhân có nguy cơ nôn, sặc), đo SPO2 nếu có thiết bị, nới lỏng quần áo thoáng mát... Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống hay dùng thuốc, không áp dụng các phương pháp dân gian như cạo gió, chích lể 10 đầu ngón tay hay vắt chanh vào miệng...

Bác sĩ Phước cho hay điều trị dự phòng đột quỵ hiện nay là điều trị các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, tăng mỡ máu, đái tháo đường...

Để hạn chế nguy cơ mắc đột quỵ, người bệnh phải điều trị và uống thuốc thường xuyên theo chỉ định bác sĩ.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân hiếm gặp cũng gây ra đột quỵ cần được bác sĩ khảo sát sâu hơn như phình động mạch não, dị dạng động mạch não hoặc có khối u ở trong não chuyển sang xuất huyết... với các biểu hiện điển hình như thường xuyên đau đầu, buồn nôn hoặc nôn không rõ nguyên nhân.

Người dân cần kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần. Việc áp dụng các kỹ thuật chuyên sâu để kiểm tra tầm soát, đánh giá nguy cơ mắc đột quỵ phải được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì có thể gây tốn kém không cần thiết.

Tăng nguy cơ đột quỵ vì ít vận động, ăn uống không lành mạnh

Thạc sĩ Bùi Phạm Minh Mẫn (Bệnh viện Đại học Y Dược, cơ sở 3) cho biết việc sinh hoạt không đúng giờ giấc, ăn uống quá nhiều chất béo và chất ngọt, ít vận động, lạm dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá hay tình trạng căng thẳng kéo dài đều là các nguyên nhân có thể dẫn đến đột quỵ.

Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, khi đang ngủ, đang làm việc hoặc đang chơi... Song tại một số khung giờ, bệnh có tỉ lệ xảy ra cao hơn cả, đặc biệt là lúc nửa đêm, 4-5 giờ hoặc rạng sáng 6-7 giờ. Đây là thời điểm máu đậm đặc nhất, huyết áp tăng, nhiệt độ bên ngoài giảm mạnh nên dễ bị đột quỵ do thay đổi nhiệt độ.

Thạc sĩ Minh Mẫn cho biết ngoài nguyên nhân do bẩm sinh hoặc di truyền thì hầu như đều liên quan đến lối sống không lành mạnh và có thể phòng ngừa được.

Để phòng ngừa cần hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá. Hút thuốc lá là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Nếu bỏ thuốc, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc. Ngoài ra, giữ tinh thần lạc quan và ôn hòa... đóng vai trò rất quan trọng. Hạn chế thức khuya thường xuyên.

Bên cạnh đó, kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Những người mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây đột quỵ.

"Có thể nói chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những biện pháp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc, nhiều thịt trắng, hải sản, hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa, đồ chiên xào, thức ăn nhanh. Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành...", bác sĩ Mẫn nhấn mạnh.

Ngoài ra, tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh, tiêu thụ lượng mỡ thừa. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch dẫn đến đột quỵ.

Cần kiểm tra định kỳ bệnh lý nền cho tài xế chuyên nghiệp

Theo PGS Nguyễn Huy Thắng - trưởng khoa bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115, đột quỵ xảy ra với những tài xế chuyên nghiệp là điều cần quan tâm vì có thể ảnh hưởng đến sinh mạng của nhiều người (cùng ngồi trên xe và đang giao thông trên đường).

Một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản cho thấy tỉ lệ đột quỵ xảy ra ngay khi lái xe là 4%, trong số đó 16% trường hợp đã gây ra tai nạn giao thông sau đó.

Qua trường hợp này, PGS Thắng cho rằng ngoài việc kiểm tra thị lực, thính lực, cần phải có chế độ kiểm tra định kỳ các bệnh lý nền (như cao huyết áp, đái tháo đường, tiền sử co giật...) cho những tài xế chuyên nghiệp. Điều này hết sức quan trọng, vì có thể liên quan tính mạng của rất nhiều người.

Bác sĩ Nguyễn Duy Long - giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 (TP.HCM) - cho biết đột quỵ có rất nhiều triệu chứng khác nhau, tuy nhiên quan trọng nhất là người điều khiển phương tiện giao thông phải nhận biết được dấu hiệu đột quỵ.

Khi thấy mình xuất hiện dấu hiệu manh nha của đột quỵ phải nhanh chóng dừng xe lại ngay, nếu không sẽ xảy ra tai nạn rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông, nếu tài xế thấy mình không được khỏe thì cần báo ngay cho tài xế phụ để thay thế. Nếu không có tài xế phụ, cần dừng xe ở vị trí an toàn để theo dõi tình hình sức khỏe, trong tình huống này hành khách sẽ dễ dàng thông cảm.

Tài xế không chạy xe quá sức để giữ an toàn

Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, Luật Giao thông đường bộ có quy định rõ số giờ tối đa mà tài xế được lái xe. Cụ thể, tài xế không lái quá 10 giờ mỗi ngày, không lái liên tục suốt 4 giờ để đảm bảo an toàn cho bản thân và an toàn giao thông cho những người xung quanh. Khi bị phát hiện vi phạm, lực lượng chức năng sẽ lập biên bản xử phạt.

PGS Nguyễn Huy Thắng xem hình ảnh đột quỵ xuất huyết não nguy kịch của một bệnh nhân 55 tuổi - Ảnh: XUÂN MAI

Ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 4-9, bác sĩ Nguyễn Văn Phước (khoa nội tim mạch, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP.HCM) cho biết cùng tình hình chung trên cả nước, số ca đột quỵ (gồm xuất huyết não và nhồi máu não) được cấp cứu, điều trị tại bệnh viện trong thời gian qua có xu hướng tăng và trẻ hóa.

Hầu như ngày nào bệnh viện cũng tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ, với mỗi quý có khoảng 110 - 120 bệnh nhân, tăng khoảng 20 - 30% so với thời gian trước (khoảng 80 - 90 ca/quý). Trong số này, bệnh nhân đột quỵ vì xuất huyết não có xu hướng trẻ hóa, bệnh viện đã ghi nhận bệnh nhân ở độ tuổi 32.

Còn tại Bệnh viện Quân y 175, đại diện bệnh viện cho biết trong vài năm gần đây bệnh đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, bình quân 4-5 bệnh nhân bị đột quỵ nhập viện cấp cứu thì có một bệnh nhân là người trẻ.

Tại Bệnh viện Nhân dân 115 - nơi "đầu sóng ngọn gió" tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ tại TP.HCM và khu vực phía Nam, PGS Nguyễn Huy Thắng - trưởng khoa bệnh lý mạch máu não - cho hay số ca đột quỵ tại bệnh viện tăng theo từng năm và đông nhất so với trung bình tất cả các bệnh viện, trung tâm đột quỵ trên thế giới do sự phân bổ bệnh nhân đột quỵ giữa các bệnh viện ở nước ta không đồng đều.

Mỗi năm Bệnh viện Nhân dân 115 "gánh" khoảng 20.000 ca, đáng lưu ý là số bệnh nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Hiện tỉ lệ tử vong người đột quỵ chiếm 15 - 20% trong tổng số ca mắc, nhưng tỉ lệ tàn phế lên đến 50% và 30% còn lại là may mắn hồi phục.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Các bác sĩ khuyến cáo người dân có thể áp dụng quy tắc F.A.S.T. để nhanh chóng phân biệt và gọi cấp cứu nhanh chóng trong trường hợp phát hiện người bệnh đột quỵ:

- F - Face (mặt): Khuôn mặt mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, nhân trung lệch khi cười.

- A - Arms (tay): Cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể.

- S - Speech (lời nói): Giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ.

- T - Time (thời gian): Thời gian đột quỵ sẽ được tính từng giây từng phút nên nếu một người có những triệu chứng trên thì rất có thể họ đã bị đột quỵ, hãy gọi ngay 115 hoặc liên hệ bệnh viện gần nhất để cấp cứu.

Có thể bạn quan tâm
Không bao giờ ủng hộ hút thuốc, nhưng giải pháp nào cho người không thể cai?

Không bao giờ ủng hộ hút thuốc, nhưng giải pháp nào cho người không thể cai?

08:30 20/02/2023

Tại Việt Nam, thời gian gần đây có nhiều thông tin cảnh báo về các ca ngộ độc ma túy ở thanh thiếu niên liên quan đến việc sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT) nhập lậu.

Bệnh viện phản ứng vì bị lợi dụng thương hiệu

Bệnh viện phản ứng vì bị lợi dụng thương hiệu

10:00 24/06/2024

Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu vừa có văn bản gởi Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu thông tin về việc bệnh viện bị Công ty cổ phần Khúc xạ Việt Nam lợi dụng thương hiệu để bán thuốc không rõ nguồn gốc.

Tụ Cầu Khuẩn Kháng Methicillin Aureus: Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Chú Ý

Tụ Cầu Khuẩn Kháng Methicillin Aureus: Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Chú Ý

06:00 13/05/2024

Tóm tắt Nhiễm trùng do vi khuẩn cụ thể có khả năng kháng kháng sinh thường được sử dụng. Điều này gây đau đầu, đau cơ, sốt, ho, đau ngực, khó thở và phát ban. Triệu chứng Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng mới, nghiêm trọng hoặc dai dẳng, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các triệu chứng của MRSA phụ thuộc vào khu vực cơ th...

Cấp nước sinh hoạt cho người dân như... nước ruộng

Cấp nước sinh hoạt cho người dân như... nước ruộng

15:40 05/12/2023

Nước sinh hoạt do công ty cung cấp cho người dân xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hoà (Khánh Hoà) đục không khác gì nước ruộng.

Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu Dấu Hiệu Cảnh Báo: Điều Cần Chú Ý

Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu Dấu Hiệu Cảnh Báo: Điều Cần Chú Ý

10:20 07/03/2024

bài viết cung cấp thông tin về nhiễm trùng đường tiết niệu (utis), một tình trạng phổ biến do vi khuẩn gây ra. bài viết giới thiệu các triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị và chẩn đoán của utis, cũng như các liên kết để tìm hiểu thêm và hỏi bác sĩ.

Ông chủ quán vịt nướng và 15 năm chiến đấu với bệnh ung thư máu

Ông chủ quán vịt nướng và 15 năm chiến đấu với bệnh ung thư máu

12:00 09/02/2024

15 năm trước, căn bệnh ung thư máu ập đến khiến gia đình anh Phạm Văn Thuấn (quê ở Ứng Hòa, Hà Nội) kiệt quệ tới mức phải bán nhà để theo đuổi hành trình điều trị.

Trữ trứng để sau này sinh con ra sao?

Trữ trứng để sau này sinh con ra sao?

10:40 08/08/2024

Độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu tại TP.HCM là 30,4 tuổi, dẫn đến có con trễ. Do vậy, nhiều người có xu hướng trữ trứng để sau này sinh con.

Kỷ luật kíp trực vụ thai nhi 9 tháng tử vong ở Gia Lai

Kỷ luật kíp trực vụ thai nhi 9 tháng tử vong ở Gia Lai

21:00 15/03/2024

Ngày 15-3, Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết Trung tâm Y tế thị xã Ayun Pa đã đưa ra hình thức xử lý kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân liên quan vụ thai nhi 9 tháng tử vong tại trung tâm này.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời lý do thiếu thuốc, thiết bị y tế 'cục bộ' ở bệnh viện

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời lý do thiếu thuốc, thiết bị y tế 'cục bộ' ở bệnh viện

00:20 14/07/2024

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời kiến nghị của cử tri Đồng Tháp gửi trước kỳ họp thứ 7 về giải quyết thiếu thuốc, vật tư y tế tại các bệnh viện.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới