Suýt mất mạng vì bị đâm ba nhát dao khi tay không ngăn chặn kẻ tấn công hai năm trước, giờ Khâu Thiệu Xuân nói sẽ không hành động như vậy nếu gặp chuyện tương tự.
"Tôi sẽ không lao vào kẻ cuồng sát với đôi tay trần. Ít nhất cũng phải cầm thứ gì đó để bảo vệ bản thân mình", Khâu Thiệu Xuân, 35 tuổi, ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô nói trong một cuộc phỏng vấn tháng 12/2023.
Hai năm trước, anh đã tay không lao vào ngăn chặn một người đàn ông đâm dao và lái xe cán qua nhiều người qua đường trong lúc truy sát vợ cũ. Trước khi cảnh sát khống chế được đối tượng, Khâu bị đâm ba nhát vào bụng và ngực. Sau bốn ngày hôn mê, anh được cứu sống.
Hành động nghĩa khí của Khâu Thiệu Xuân sau đó được dư luận Trung Quốc ca ngợi là anh hùng và gọi với biệt danh "Anh béo Nam Kinh".
Do vết thương từ vụ tấn công khá nặng nên Khâu phẫu thuật tới bốn lần. Một năm sau, anh vẫn không thể kiểm soát vệ sinh cá nhân, phải đeo túi hậu môn nhân tạo. Mỗi khi trái gió trở trời, vết thương vẫn đau nhức.
Biết Khâu gặp nguy kịch vì ra tay nghĩa hiệp, rất nhiều người đã quyên góp tiền hỗ trợ anh phục hồi sức khỏe. Mọi người gửi về tài khoản của anh hơn một triệu tệ (3,4 tỷ đồng) - khoản tiền khổng lồ với một công nhân xây dựng, thu nhập không ổn định và phải thuê nhà.
Nhận được số tiền "cả đời nằm mơ cũng không nghĩ tới" nhưng Khâu băn khoăn nên sử dụng vào việc gì. Chính quyền thành phố Nam Kinh cam kết chịu toàn bộ chi phí nằm viện cũng như ưu tiên cho thuê một căn nhà giá rẻ. Hài lòng với những thứ nhận được, Khâu bàn với người yêu nhường lại số tiền đó cho những người khó khăn hơn.
Năm 2022, cặp đôi kết hôn khi vết thương của Khâu đã ổn định. Năm 2023 họ đón con gái đầu lòng.
Lần đầu làm cha khiến Khâu rất hạnh phúc. Một ngày sau khi con gái chào đời, anh xăm hình đôi chân nhỏ bé của con lên cánh tay. Tuy nhiên, vài ngày sau cô bé được chẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh, chi phí phẫu thuật cao khiến cặp vợ chồng chỉ biết ôm nhau khóc. Họ thậm chí không có tiền tiết kiệm.
Trên đường từ bệnh viện về nhà, người vợ đề nghị chồng xin giúp đỡ trên mạng xã hội. Từ một người hùng, việc xin tiền khiến Khâu cảm thấy xấu hổ. Dù vậy anh vẫn phải làm bởi không tìm ra cách nào tốt hơn.
Mười phút sau khi video "Xin cứu con gái tôi" của Khâu đăng tải, tài khoản của anh nhận được hơn 40.000 tệ (138 triệu đồng). Nhìn vào số tiền mỗi lúc một tăng, người đàn ông đã bật khóc bởi không ngờ sau hai năm mọi người vẫn chưa quên anh.
Nhưng con gái Khâu vẫn không qua khỏi. Số tiền ủng hộ còn thừa, người đàn ông này thông qua bệnh viện thành lập quỹ từ thiện giúp đỡ trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có gia cảnh khó khăn.
Nỗi đau mất con chưa nguôi ngoai thì hai tháng sau, cha anh cũng qua đời vì ung thư do không được phát hiện sớm.
"Không biết cuộc đời còn muốn tra tấn tôi bao lâu nữa", Khâu nói trên mạng xã hội. "Tôi không còn biết từ 'đau khổ' có nghĩa là gì bởi hiện tại tôi gần như tê dại".
Liên tiếp mất người thân, Khâu chia sẻ trước đây anh từng nghĩ có thể sống trong nhà thuê giá rẻ đến hết đời nhưng giờ lại muốn làm việc để kiếm nhiều tiền. "Có tiền mới giảm được rủi ro bệnh tật", người đàn ông 35 tuổi nói. Thậm chí anh nhiều lần tự hỏi bản thân có dám chấm dứt hành vi bạo lực như đã từng làm không.
"Trước đây tôi sẽ nói có, nhưng bây giờ câu trả lời đã thay đổi. Tôi sẽ không để tay không đối đầu với kẻ tấn công bởi phải nghĩ tới người thân. Họ cần tôi", Khâu nói.
Hiện, với sự giúp đỡ của bạn bè, vợ chồng Khâu có chút vốn mở cửa hàng bán đồ chiên rán gần một khu danh thắng tại Nam Kinh. Họ làm việc chăm chỉ từ sáng tới đêm khuya với hy vọng khi kinh tế khá giả hơn sẽ đón mẹ từ quê lên thành phố phụng dưỡng.
Trang Vy (Theo sohu)
Chương trình do Hội đồng Đội Trung ương tổ chức tại Huế, với sự tham gia của hơn 200 thiếu nhi đến từ 6 tỉnh khu vực miền Trung; qua đó góp phần giáo dục, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giúp thiếu nhi đồng bào các dân tộc có cơ hội giao lưu, chung tay gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống của quê hương và đất nước.
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tiếp nhận hơn 31.600 đơn vị tiểu cầu từ trên 9.200 người hiến, truyền cho hàng nghìn bệnh nhân trong 10 tháng qua.
Từ những người sinh ra trên đá, sống trên đá, quanh năm chỉ trông vào cây lúa, cây ngô…, nhiều bạn trẻ dân tộc ở Hà Giang đã đổi đời nhờ du lịch.
Giàng A Chính (24 tuổi, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) từ chối công việc tại một bệnh viện tư nhân ở Hà Nội, xin về huyện bởi 'nơi này cần mình hơn'.
Ngày 12-3, UBND tỉnh Gia Lai đã yêu cầu các cơ quan liên quan báo cáo thông tin tạm dừng hoạt động biểu diễn cồng chiêng cuối tuần.
Tối 9/1, Tỉnh Đoàn- Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình “Tuyên dương sinh viên Lạng Sơn – Những câu chuyện đẹp” và Hội thi dân vũ năm học 2023 – 2024.
Theo bài viết trên báo New Straits Times, Việt Nam hiện là một ngôi sao đang lên trên thế giới với mức tăng trưởng Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) ổn định khoảng 6% và được duy trì trong nhiều năm.
Ngoài phố cổ Hội An là nơi du khách 'nhất định phải đến một lần trong đời', tỉnh Quảng Nam còn có nhiều điểm đến lên rừng xuống biển không hề xa đô thị cổ này.
Làm sao để giữ được nghệ thuật dân tộc? Cách nào để giải quyết mâu thuẫn giữa những người đi trước và thế hệ trẻ hôm nay trong việc giữ nghề?