Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tiếp nhận hơn 31.600 đơn vị tiểu cầu từ trên 9.200 người hiến, truyền cho hàng nghìn bệnh nhân trong 10 tháng qua.
Thông tin được TS.BS. Trần Ngọc Quế, Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, cho biết tại chương trình Gặp mặt người hiến tiểu cầu tiêu biểu năm 2023, ngày 18/11. Năm nay, hơn 200 người hiến tiểu cầu tiêu biểu được vinh danh.
"Người hiến tiểu cầu giúp đảm bảo nguồn chế phẩm tiểu cầu phục vụ điều trị bệnh nhân, đặc biệt là giai đoạn dịch sốt xuất huyết cao điểm trong năm nay", TS Quế nói, thêm rằng hơn 5.000 người đã hiến tiểu cầu từ 10 lần trở lên trong năm.
Tiểu cầu có chức năng cầm máu và đông máu bằng cách tạo những cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Có nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến rối loạn đông cầm máu, thường là trường hợp nặng, cần truyền tiểu cầu như xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng tiểu cầu, suy tủy xương, rối loạn sinh tủy, ung thư máu hoặc các bệnh ung thư di căn đến tủy xương. Nếu tiểu cầu giảm thấp thì gây tình trạng chảy máu và xuất huyết, thậm chí dẫn đến xuất huyết não, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao.
Khối tiểu cầu là một loại chế phẩm máu rất đặc biệt được sử dụng cho điều trị và dự phòng các biểu hiện chảy máu. Thông thường chế phẩm tiểu cầu gồm hai loại là được điều chế từ máu toàn phần và được gạn tách từ một người hiến. Do chỉ có thời hạn bảo quản và lưu trữ rất ngắn (tối đa 5 ngày), việc tiếp nhận và điều chế tiểu cầu đều phải dựa vào nhu cầu của các bệnh viện.
Khác với hiến máu toàn phần có thể hiến lại sau gần 3 tháng, hiến tiểu cầu chỉ cần đảm bảo khoảng cách 3 tuần. Do đó, một người đủ điều kiện sức khỏe có thể hiến tối đa 17 lần trong năm. Hiến tiểu cầu đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe hơn về cân nặng, số lượng tiểu cầu và thời gian hiến cũng lâu hơn. Toàn bộ quá trình hiến là vòng tuần hoàn khép kín, được thực hiện qua bộ gạn tách riêng để lấy máu, ly tâm, tách tiểu cầu và truyền máu trả lại cơ thể; nên thời gian hiến kéo dài (trung bình 70-90 phút một lần, trong khi hiến máu chỉ mất khoảng 5 phút).
"Nhiều người 15-16 lần hiến tiểu cầu trong năm nay, rất đáng quý", TS Quế nói, thêm rằng có nhiều người tham gia hiến máu, hiến tiểu cầu đến 18-20 năm.
Như anh Nguyễn Huy Hoàng ở Thanh Xuân, Hà Nội, đã hiến máu từ 10 năm trước và nay chuyển sang hiến tiểu cầu. "Khoảng cách các lần hiến tiểu cầu ngắn hơn hiến máu, nên tôi chuyển sang hiến tiểu cầu, mong góp phần cứu sống những người bệnh", anh cho biết.
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương là viện chuyên khoa đầu ngành về huyết học truyền máu trong cả nước. Viện đang chịu trách nhiệm cung cấp máu và chế phẩm máu an toàn cho 160 bệnh viện tại 26 tỉnh, thành, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của gần 40 triệu người dân khu vực phía Bắc, tương đương với gần 1/2 dân số Việt Nam.
Lê Nga
Trại Huấn luyện viên cấp I của T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam - Trại Nguyễn Chí Thanh - Khu vực Tây Nam Bộ lần thứ V năm 2023 do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh An Giang tổ chức, diễn ra tại huyện Thoại Sơn, khai hội tối 11/9.
Sáng 12/6, Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam phối hợp với Trung đoàn Pháo binh 58, Sư đoàn 308, Quân đoàn 1 tổ chức lễ Khai giảng và xuất quân “Học kỳ quân đội 2023 - Những bước chân Phù Đổng” dành cho khóa 3 (từ ngày 12/6-18/6) và khóa 4 (từ ngày 12/6-20/6/2023).
Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân dân nhấn mạnh: Truông Bồn là một biểu tượng sáng ngời của tinh thần Xô Viết, của Chủ nghĩa Anh hùng Cách mạng.
Theo ông Danh Hiệp, Trưởng Ban Quản trị chùa Tà Mum, xã Định Hòa, huyện Gò Quao, lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer có ý nghĩa như lễ Vu Lan báo hiếu, thể hiện tấm lòng kính trọng với ông bà, tổ tiên.
Nằm ở thị xã Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội hơn 40km, Thành cổ Sơn Tây là một trong số ít công trình kiến trúc quân sự cổ còn được gìn giữ ở Việt Nam. Căn cứ quân sự bảo vệ thành Thăng Long Theo các tư liệu lịch sử, thành được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng (1822) với tổng diện tích 16ha. Tòa thành này đóng vai trò là căn cứ quân sự bảo vệ kinh thành Thăng Long, đồng thời là thủ phủ của vùng Tam tuyên gồm ba tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa và Tuyên...
Sáng 13-5 tại Hà Nội, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Hội đồng tư vấn, phản biện và các chuyên gia thống nhất cao kiến nghị tỉnh Khánh Hòa không phá bỏ chợ Đầm tròn Nha Trang.
Tấm bia đá màu xám xanh có từ năm 1735, được khắc chữ ở cả hai mặt với nội dung mô tả tình trạng kinh tế và xã hội địa phương vào thời điểm đó cùng những thay đổi về phân bố các dòng sông.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nhận định từ xưa nay vẫn có bạo lực học đường nhưng gần đây, một số vụ việc có mức độ bạo lực và cách hành xử rất đáng lo ngại.