Ngoài mục đích nghiên cứu đại dương, kính viễn vọng dưới nước IDMAR còn được các nhà khoa học sử dụng để tìm kiếm hạt ma.
IDMAR là kính viễn vọng dưới nước lớn nhất châu Âu, nằm ở độ sâu 3.500m ngoài khơi biển Portopalo di Capo Passero, phía nam đảo Sicily (Ý).
Kính viễn vọng IDMAR là một hệ thống gồm 28 thanh kim loại thẳng đứng, mỗi thanh gắn 18 quả cầu được trang bị hàng nghìn cảm biến.
IDMAR cho phép các nhà khoa học quan sát và lắng nghe hầu hết mọi thứ xảy ra ở Địa Trung Hải, chuyển tiếp thông tin cho họ trong thời gian thực.
Bà Giuseppina Larosa, một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết họ sử dụng IDMAR để theo dõi chính xác vị trí của những sinh vật biển.
“Ban đầu, chúng tôi nghĩ rằng không còn cá voi ở Địa Trung Hải nữa, chỉ còn cá nhà táng”, bà nhớ lại.
“Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện ra rằng chúng vẫn ở đây nhưng bơi sâu hơn. Nhờ âm thanh, chúng tôi biết chúng đang ở đâu và di chuyển như thế nào”, vị chuyên gia tiếp lời.
Bên cạnh việc nghiên cứu về đại dương, các nhà khoa học còn sử dụng IDMAR cho một mục đích khác: dò tìm hạt ma của thế giới vật chất.
Neutrino (hạt ma) là một loại hạt nhỏ hơn nhiều lần so với nguyên tử (hạt hạ nguyên tử). Chúng không mang điện tích và có khối lượng cực nhỏ, gần như bằng 0.
Sở dĩ neutrino được gọi là hạt ma vì chúng rất khó để quan sát dù mỗi giây có hàng trăm nghìn tỉ neutrino đi xuyên qua cơ thể con người một cách vô hại.
Ông Simone Biagi, một thành viên khác của nhóm nghiên cứu, cho biết neutrino có khả năng giúp con người giải mã bí ẩn về cội nguồn của thế giới vật chất.
“Neutrino chắc chắn sẽ cung cấp câu trả lời quan trọng giúp (chúng ta) tìm hiểu về nguồn gốc của tia vũ trụ.
“Tia vũ trụ được tạo ra từ các hạt bắn phá chúng ta, bắn phá Trái đất. Thế nhưng chúng ta không biết chúng đến từ đâu. Nếu có thể đo được neutrino, khẳng định neutrino đến từ vũ trụ, nó sẽ giải mã nguồn gốc của chúng ta”, ông Biagi nói.
Cho đến nay neutrino vẫn là một bí ẩn đối với nhân loại, chúng thách thức mọi quy tắc vật lý đã được thiết lập.
Kính thiên văn James Webb đã phát hiện một siêu tân tinh có niên đại chỉ 1,8 tỷ năm sau Vụ nổ lớn Big Bang, cũng như 80 siêu tân tinh khác trong vũ trụ sơ khai. Những vụ nổ cổ xưa có thể giúp các nhà khoa học tìm ra những bí ẩn về vũ trụ phát triển như thế nào.
Máy tính nhiều nơi trên thế giới gặp lỗi 'màn hình xanh chết chóc' sau sự cố 'sập đám mây' của Microsoft.
Thông tin được GS Dutta, Hiệu trưởng trường Kinh doanh Said, Đại học Oxford, Vương quốc Anh trao đổi bên lề Tuần lễ khoa học công nghệ VinFuture 2023. Ông là thành viên mới của Hội đồng Giải thưởng VinFuture kể từ năm 2023. Là người sáng lập hai chỉ số đổi mới/công nghệ uy tín (Chỉ số sẵn sàng kết nối thông tin toàn cầu (NRI) và Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), GS Dutta cho rằng, hai chỉ số này rất quan trọng. Chỉ số thể hiện bức tranh...
Robot lặn của công ty Energean tìm thấy xác tàu từ thời Đồ Đồng được bảo quản hoàn hảo ở độ sâu 1.800 m dưới mặt biển Địa Trung Hải.
Cô Tô là một trong những huyện đảo có những nỗ lực vượt bậc trong công tác bảo vệ môi trường. Huyện đảo này đang tiếp tục đề nghị du khách không mang túi nylon và đồ nhựa dùng một lần ra đảo.
Nguyên đơn cho rằng nhà mạng thu hồi 141 sim của mình mà không báo. Tuy nhiên, phía nhà mạng đã cung cấp nội dung tin nhắn cho hội đồng xét xử.
Để khai thác năng lượng gió ở độ cao lớn, thiết bị giống chiếc ô nối với dây cáp được đưa lên cao hơn 500 m nhờ bóng bay heli.
Cửa tự động trên Kia Carnival bị cáo buộc là đã gây ra nhiều tai nạn 'bất đắc dĩ' tại Mỹ.
Các nhà khoa học không thể trả lời chính xác có bao nhiêu loài động vật bị con người đẩy tới bờ tuyệt chủng, tuy nhiên, số lượng có thể lên tới hàng trăm loài.